TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT VÀ THIẾU VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TRƯỚC KHI MANG THAI TẠI HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Diệp Anh1,, Lê Bạch Mai1, Phạm Thiện Ngọc2, Hoàng Thu Nga1, Phí Ngọc Quyên1, Từ Ngữ2, Henri Diren3, Janet King3
1 Viện Dinh dưỡng
2 Hội Dinh dưỡng Việt Nam
3 Bệnh Viện Nhi Ockland, Đại học Califorina Hoa Kỳ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và thiếu vitamin A (Vit. A), ở phụ nữ trước khi mang thai lần đầu (PNTKMTLĐ) ở Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ (CK-PT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên 411 phụ nữ tuổi từ 18-30 chưa từng có thai sống tại CKPT. Tình trạng sắt được đánh giá bằng các chỉ số: Transferrin receptor, Ferritin, lượng sắt trong cơ thể, chỉ số CRP, AGP để loại trừ nhiễm trùng. Chỉ số Hb được dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu. Tình trạng Vit.A được đánh giá bằng các chỉ số: Vit.A huyết thanh và Retinol-Binding Protein (RBP). Kết quả: Tỷ lệ thiếu sắt cạn kiệt ở nhóm thiếu máu (10,1%) cao hơn so với nhóm không thiếu máu (3,2%) với p<0,01. Ở nhóm thiếu sắt, nồng độ RBP (1,06 ± 0,39 μmol/L) thấp hơn so với nhóm không thiếu sắt (1,15 ± 0,41 μmol/L) và nồng độ CRP: 0,3 (0,1; 0,9) mg/L cao hơn so với nhóm không thiếu sắt (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu của PNTKMTLĐ ở CK-PT là 20,7% thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, trong đó 43,0% không nhiễm trùng bị thiếu sắt; Tỷ lệ thiếu sắt: 37,9%; Tỷ lệ thiếu Vit.A:10,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lynch S R (2005). " The impact of iron fortification on nutritional anaemia", Best Pract Res Clin Haematol. 18(2): p. 46-333
2. Ramakrishnan U (2004). "Nutrition and low birth weight: from research to practice", Am J Clin Nutr, 79: p. 17-21
3. West K P (2002). "Extent of vitamin A deficiency among preschool children and women of reproductive age", J Nutr. 132: p. 2857S-66S
4. Viện Dinh dưỡng Quốc Gia (2015). "Số liệu điều tra về vi chất dinh dưỡng năm
2014-2015. Số liệu thống kê về vi chất dinh dưỡng 2015", trang mạng của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia: http//vichat.viendinhduong.vn
5. Bộ Y tế and Viện Dinh Dưỡng (2010).
"Tổng điều tra dinh dương 2009-2010".Nhà xuất bản Y học.
6. Rosalind S. Gibson (2005). "Assessment of the status of vitamin A, D, and E. Principles nutritional assessment" - The second edition. Oxford University Press. 477- 527.
7. Mei Z, et al. (2011). "Assessment of iron status in US pregnant women from the National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES), 1999–2006". Am J Clin Nutr. 93: p. 1312–1320.
8. Cook J D, Flowers C H, and Skikne B S (2003). "The quantitative asessment of body iron". Blood. 101(9): p. 3359-3364.
9. Halimatou A, et al. (2017). "Prevalence of anaemia, deficiencies of iron and vitamin A and their determinants in rural women and young children: a cross-sectional study in Kalalé district of northern Benin". Public Health Nutrition. 20(7): p. 1203-1213.
10.Sabuktagin R, et al. (2016). "Vitamin A deficiency and determinants of vitamin A status in Bangladeshi children and women: findings of a national survey". Public Health Nutrition. 20(6): p. 1114- 1125.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.