TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIẾT-THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG YÊN

Bùi Xuân Tiến1,, Nguyễn Xuân Bái2, Phạm Thị Dung2
1 Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang
trên160 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 từ 30 – 60 tuổi điều trị tại Khoa Nội
tiết – Thần kinh Bệnh viện đa khoa Hưng Yên nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đối tượng.
Kết quả: Cân nặng trung bình của đối tượng là 54,9 kg đối với nam và 51,8 kg đối với nữ. Chiều
cao trung bình của đối tượng là 164,7 cm đối với nam và 154,8 đối với nữ. Vòng eo cao và WHR
cao xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam và thường xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi. Sự khác biệt
về 2 chỉ số này giữa 2 giới và 2 nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo phương pháp
đánh giá SGA, có 18,1% đối tượng đang điều trị ĐTĐ có nguy cơ SDD và 2,5% là SDD thực sự.
Nguy cơ SDD ở nam cao hơn nữ và gặp chủ yếu ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 30- 50. SDD
thực sự gặp ở cả 2 nhóm tuổi với tỷ lệ 2,5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình và CS (2006). Đái tháo đường type 2 - Loại bệnh liên quan đến thay đổi lối sống. Báo cáo toàn văn các vấn đề khoa học-Hội nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam. Nxb Y học, tr825-839.
2. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lý
nền tảng bệnh đái tháo đường –Tăng glucose máu. NXB Y học, tr.55,707.
3. Đặng Thị Ngọc và Đỗ Trung Quân (2002). Một số bệnh ĐTĐ trong 3 năm tại khoa nội tiết ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai (1998 - 2000). Hội nghị khoa học Bộ môn
Nội tổng hợp Đại học Y Hà Nội, tr93.
4. UNICEF Viện dinh dưỡng (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. Nhà xuất bản Y học.
5. Aalaa M. Ms, M. PhD Sanjari, H. R. Md Aghaei Meybodi, et al. (2017). The Effectiveness of a Peer Coaching Education on Control and Management of Type 2 Diabetes in Women: A Protocol for a Randomized Controlled Trial. Int J Community Based Nurs Midwifery, 5(2), pp. 153-164.
6. Xu J, Zhang B, Zhang F, et al. (2016). Novel, highly potent systemic glucokinase activators for the treatment of Type 2 Diabetes Mellitus. Bioorg Med Chem Lett.
7. WHO (2006). Diabetes fact sheet N 312, September 2006. WHO media centre.