TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BIẾNG ĂN TỪ 25 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂN 2016

Vũ Thị Vân1,, Ngô Thị Nhu1, Nguyễn Hùng Long2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn từ 24 đến 60 tháng tuổi đến khám tại khoa khám bệnh, bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2016. Đối tượng: Trẻ từ 25 đến 60 tháng tuổi đến khám tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Thái B́nh năm 2016. Phương pháp: sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang qua khám lâm sàng và bảng hỏi để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân chiếm 15,1%, SDD thấp còi chiếm 12,3%, SDD gày còm chiếm 12,3%. Có 1,1% trẻ thừa cân béo phì. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân cao nhất ở nhóm biếng ăn liên quan đến chuyển dạng thức ăn là 18,9%, tỷ lệ trẻ SDD thấp còi cao nhất ở nhóm biếng ăn không rõ nguyên nhân chiếm 15,7%, tỷ lệ trẻ SDD gầy còm cao nhất ở nhóm biếng ăn do chuyển dạng thức ăn chiếm 15,1%. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi và gày còm chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 25 – 36 tháng và thấp nhất ở nhóm tuổi 49- 60 tháng tuổi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 .Lê Thị Kim Dung (2013). Khảo sát tình trạng biếng ăn của trẻ từ 12-36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 6/2012 đến 1/2013. Tạp chí y Học TP HCM, 18(1), tr. 514- 519.
3. Lê Hoàng Hạnh Nghi (2016). Tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn tại khoa khám tư vấn Dinh dưỡng số 2- Viện dinh dưỡng Hà Nội năm 2015. Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3 Thiện Mai Thị Mỹ (2014). Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 10(2).
4. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (1999-2013).
5. Chatoor. I (2009). Diagnosis and Treatment of Feeding disorders in Infants, Toddlers, and Young Children, zero to three. Washington, DC, USA.