TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH TRONG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC VÂN KIỀU TẠI XÃ NGÂN THỦY-HUYỆN LỆ THỦY-QUẢNG BÌNH NĂM 2015

Lê Văn Cư1,, Võ Ngọc Nam1, Trương Thế Phong1, Lê Thị Thùy Nhung1, Trần Đức Hiển1, Nguyễn Quang Dũng2
1 Sở Y tế Quảng Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) và các thể KSTSR, tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống bệnh sốt rét của người dân tộc Vân Kiều. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu hệ thống trên đối tượng từ 2 tuổi trở lên từ 6 bản, thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy. 242 lam máu được xét nghiêm tìm KSTSR, 190 người được phỏng vấn. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm KSTSR là 3,3%, với 100% là thể P. Falciparum. Chỉ có 12,1% là có kiến thức về bệnh sốt rét, 30,5% có thái độ đúng và 60,0% có thực hành đúng về các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét. Tỷ lệ nhiễm KSTSR độ tuổi 6 tuổi – 15 tuổi là 16% cao hơn trên 16 tuổi là 2,2%. Kết luận: Cần tiến hành biện pháp truyền thông phù hợp để nhân dân hiểu được kiến thức về bệnh sốt rét, đặc biệt chú ý tới đối tượng có trình độ văn hóa thấp và lứa tuổi nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Sốt rét-KST-CT TP Hồ Chí Minh (2011). Xác định thành phần và cơ cấu ký sinh trùng sốt rét ở trẻ em tại một vùng sốt rét lưu hành của tỉnh Bình Phước bằng kỹ thuật PCR, tiến hành song song với kỹ thuật nhuộm Giemsa.
2. Hoàng Hà, Lê Việt, Mai Năm, Lê Thạnh (2010). Nghiên cứu tình hình bệnh Sốt rét tại một số xã biên giới tại huyện Hướng Hóa- Quảng Trị và Savanakhet Lào năm 2010; dohquangtri.gov.vn , Hội Y Học Quảng Trị.
3. WHO (2014). Số liệu cập nhật tháng 12 năm 2014, Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam.
4. Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thanh Dân, Phạm Hùng Lực (2013). Nghiên cứu tình nhiểm ký sinh trùng sốt rét và kiến thức, thái độ, thực hành trong cộng đồng dân cư tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2011. Tạp chí y học thực hành Tp Hồ Chí Minh, tập 17, số 1.
5. Lê Thành Đồng, Mai Anh Lợi (2013). Các yếu tố liên quan đến sự lưu hành Sốt rét dai dẳng tại huyện đảo Phú Quốc. Tạp chí y học thực hành Tp Hồ Chí Minh, tập 17, số 1.
6. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Mạnh Hùng (2012). Một số đặc điểm dịch tễ sốt rét tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2010; Tạp chí phòng chống sốt rét, số 1.
7. Đoàn Chí Hiền, Nguyễn Nhìn (2011). Nghiên cứu tình hình bệnh Sốt rét sau khi ngưng biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh hóa chất tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007. Tạp chí phòng chống sốt rét, số 4.
8. Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Duy Sơn (2013). Một số đặc điểm dịch tể học sốt rét ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Krông Bông - Đăk Lăk năm 2010. Tạp chí y học thực hành Tp Hồ Chí Minh, tập 17, số 1 tập 17.
9. Nguyễn Duy Sơn, Hồ Văn Hoàng (2011). Tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng sốt rét, thành phần và mật độ muỗi Anopheles ở cộng đồng dân di cư tự do tại huyện Dakglong, tỉnh Đắc Nông. Tạp chí phòng chống sốt rét; số 4.
10.Trần Tuấn Bạch Vân (2012). Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt rét và hoạt động của mạng lưới y tế xã Krông na huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk năm 2011-2012; http://syt.kontum.gov.vn.
11.Trần Đỗ Hùng, Đinh Văn Thiện (2010). Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt rét tại xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai năm 2010; http://www.yhth.vn.