TÌNH TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thị Nga1,, Trần Thị Phúc Nguyệt2
1 Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) và một số yếu tố liên quan của cán bộ viên chức trường Đại học Y Hà Nội năm 2014. Phương pháp: NC cắt ngang mô tả trên 511 cán bộ viên chức của trường Đại học Y Hà Nội. HCCH được xác định dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức NCEP ATP III, có điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá béo bụng đối với người Châu Á. Kết quả: Tỷ lệ mắc HCCH của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm 12,5% (nam chiếm 22,6% cao hơn ở nữ 6,8% với OR= 4,0; p < 0,05) và tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi. Các yếu tố thành phần HCCH thường gặp nhất là giảm HDL – C và tăng triglyceride với tỷ lệ là 39,3% và 31,7%. Tỷ lệ đốitượng mắc HCCH trong đó có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ cao gấp 7,6 lần so với những đối tượng có BMI < 23 kg/m2 (p < 0,05). Đối tượng có bệnh lipid máu cao, gan nhiễm mỡ và một số bệnh mạn tính khác như sỏi thận, sỏi mật... ở nhóm có HCCH cao hơn so với nhóm không có HCCH (p < 0,05). Kết luận: HCCH xuất hiện cùng với những biến chứng nguy hiểm của nó là mối đe dọa đối với sức khỏe và tuổi thọ con người.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Huy Khôi, Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Công Khẩn (2005). Cơ sở lý luận và ứng dụng dự phòng các bệnh mạn tính. Tạp chí TTYD, số 6, tr. 16-18.
2. Azizi F, Salehi P, Etemadi, Zahedi – Asl S (2003). Prevelence of metabolic syndrome in an urban population: Tehran Lipid and Glucose study. Diabetes Research and Clinical Practice 61(1), tr. 29-37.
3. Heng KS, Hejar AR, Rushdan AZ and Loh SP (2013). Prevalence of Metabolic Syndrome Among Staff in a Malaysian Public University Based on Harmonised, International Diabetes Federation and National Cholesterol Education Program Definitions. Mal J Nutr 19(1), tr 77-86.
4. Ramachandran A, Snehalatha C, Satyavani K et al (2003). Metabolic syndrome in urban Asia Indian adults – a population study using modified ATP III criteria. Diabetes Research and Clinical Practice 60 (3): 199 - 204.
5. Trần Văn Huy, Trương Tấn Minh (2005). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở người lớn, Khánh hòa, Việt Nam. Những tiêu chuẩn nào phù hợp với người Việt Nam Châu Á. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (40), tr. 9 – 22.
6. Nguyễn Viết Quỳnh Thư, Lâm Vĩnh Niên, Trang Mộng Hải Yến và cộng sự (2008). Đánh giá Hội chứng chuyển hóa ở nhân viên ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thực hành, số 2 (597+597): 54-55.
7. Võ Thị Dễ, Lê Thanh Liêm (2012). Tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa trong cộng đồng tỉnh Long An năm 2010. Tạp chí YHTH(856)-số1/2013, 13 –16.
8. Thomas GN, Ho SY, Janus ED et al (2005). The US National Cholesterol Education Programme Adult Treatment Panel III (NCEP ATP III) prevelence of the metabolic syndrom in a Chinese population. Diabetes Research and Clinical Practice, 67: 251 - 257.
9. Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình và CS (2012). Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu chuẩn IDF – 2005). Tạp chí Y học thực hành (825), số 6, tr 129 – 132.
10.Cao Đình Hưng, Hồ Thượng Dũng (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1