HIỆU QUẢ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỔ SUNG VITAMIN D3 KẾT HỢP THỰC ĐƠN GIÀU CANXI Ở TRẺ 12-36 ThÁNG

Trần Thị Nguyệt Nga1,, Lê Danh Tuyên2, Vũ Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Lâm2, Hà Anh Đức3
1 Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba
2 Viện Dinh dưỡng
3 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện hàm lượng vitamin D huyết thanh và tình trạng dinh dưỡng của bổ sung vitamin D3 kết hợp thực đơn giàu canxi ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi. Phương pháp: NC can thiệp cộng đồng có đối chứng trên 2 nhóm đối tượng, mỗi nhóm 38 trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi có hàm lượng 25(OH)D huyết thanh từ 20 – 75 nmol/l. Nhóm can thiệp (CT) được uống 1000 đơn vị quốc tế vitamin D3/ ngày và thực hiện chế độ ăn với 500 mg canxi/ ngày trong 6 tháng. Nhóm chứng (ĐC) không bổ sung vitamin D và giữ nguyên chế độ ăn như thường lệ. Các chỉ số đánh giá trước và sau can thiệp gồm: Cân nặng, chiều cao, khẩu phần canxi, hàm lượng 25(OH)D huyết thanh. Kết quả: Khi kết thúc nghiên cứu, ở nhóm CT, hàm lượng 25(OH)D huyết thanh trung bình là 133,01±55,8 nmol/l, tăng lên 83,9±55,3 nmol/l so với trước can thiệp (p< 0,001), và cao hơn so với nhóm ĐC (p<0,01), tỷ lệ thiếu và thấp vitamin D giảm 97,4% so với trước can thiệp (p<0,001), trong khi không có sự thay đổi có YNTK ở nhóm ĐC, khẩu phần canxi đạt nhu cầu khuyến nghị và cao hơn so với nhóm chứng (p <0,01). Chiều cao trung bình của nhóm CT tăng được 5,7±1,2 cm, trong khi nhóm ĐC chỉ tăng được 4,8±1,4 cm. Chênh lệch chiều cao giữa 2 nhóm CT và nhóm ĐC có khác biệt có YNTK (p <0,001). Chỉ số HAZ ở nhóm CT tăng có YNTK so với nhóm chứng (p <0,001). Tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm CT giảm 15,8 % so với trước CT, nhóm chứng giảm 7,9% , sự khác biệt có ý nghĩ thống kê (p < 0,05). Kết luận: Bổ sung vitamin D phối hợp với chế độ ăn giàu canxi là một giải pháp khả thi góp phần cải thiện chiều cao và suy dinh dưỡng cho trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO and World Bank Group UNICEF (2015). Levels and trends in child malnutrition. UNICEF – WHO – World Bank Group joint child malnutrition estimates. Key findings of the 2015 edition.
2. Viện Dinh dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (2007-2014), truy cập ngàyhttp://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinhduong-tre-em-qua-cac-nam.aspx, tại trang.
3. Carol L và các cộng sự. (2008). Prevention of Rickets and Vitamin D Deficiency in Infants, Children, and Adolescents. Pediatrics tr. 122;1142-1152.
4. Richard Kremer và các cộng sự. (2008). Vitamin D Status and its Relationship to
Body Fat, Final Height and Peak Bone Mass in Young Women. Clinical Endocrinology & Metabolism Tháng 1 năm 2009; 94 (1): 67-73.
5. Ward LM và các cộng sự. (2007). Vitamin D-deficiency rickets among children in Canada. Jul 17;177(2):161-6.
6. Green TJ và các cộng sự. (2008). Vitamin D status and its association with parathyroid hormone concentrations in women of child-bearing age living in Jakarta and Kuala Lumpur, Eur J Clin Nutr. 62(3):373-8.
7. Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên và Nguyễn Thị Lâm (2012). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội, tr. 230.
8. Frank R Greer (2008). 25-Hydroxyvitamin D: functional outcomes in infants and young children. Am J Clin Nutr. 88(2), tr. 529S-533S.
9. Gree GF (2007). Defining Vitamin D Deficiency in Children: Beyond 25-OH Vitamin D Serum Concentrations, Pediatrics. 124:1471-1473.
10.Catharine Ross và các cộng sự. (2011). The 2011 Report on Dietary Reference Intakes for Calcium and Vitamin D from the Institute of Medicine: What Clinicians Need to Know. J Clin Endocrinol Metab. Jan 2011; 96(1): 53-58. Published online
Nov 30, 2010. doi: 10.1210/jc.2010- 2704.
11.Heike A Bischoff-Ferrari và các cộng sự. (2006). Estimation of optimal serum concentrations of 25-hydroxyvitamin D for multiple health outcomes. Am J Clin Nutr. 84(1), tr. 18 - 28.
12.Michael F Holick và Tai C Chen (2008). Vitamin D deficiency: a worldwide problem with health consequences. Am J Clin Nutr April vol. 87 no. 4 1080S-1086S.
13.Đỗ Thị Phương Hà và Lê Bạch Mai (2014). Hiệu quả can thiệp bằng chế độ
ăn từ nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương đối với tình trạng dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi. Tạp chí DD&TP. 10(3).
14.Nguyễn Thị Lâm, Trương Tuyết Mai và Nguyễn Thị Lương Hạnh (2014). Cải
thiện tình trạng dinh dưỡng bằng sản phẩm sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng
thấp còi 1-3 tuổi. Tạp chí DD&TP. Tập 10(số 1).
15.Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ
6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Luận
án tiến sỹ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội.
16.Nguyễn Xuân Ninh và các cộng sự. (2014). Hiệu quả của bánh bích quy có bổ
sung Ergosterol giàu vitamin D2 đến tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh
hóa trên học sinh tiểu học. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 10(4).