THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thanh Tâm1,, Nông Việt Thùy1, Trịnh Bảo Ngọc2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em đang có xu hướng gia tăng, việc tìm hiểu thực trạng này ở học sinh và xác định những yếu tố liên quan có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của đối tượng này. Mục tiêu: Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và xác định một số yếu tố liên quan ở học sinh hai trường trung học cơ sở (THCS) tại Thành phố Thái Nguyên năm 2016. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến hành trên 1633 học sinh hai trường trung học cơ sở Quang Trung và Nguyễn Du ở nội thành thành phố Thái Nguyên. Số liệu nhân trắc thu thập bằng cân, đo cân nặng và chiều cao. Mối liên quan thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh là 16,6%. Nam có nguy cơ cao hơn học sinh nữ 2,1 lần (CI 95% 1,579-2,793). Học sinh có cha mẹ làm kinh doanh hoặc cán bộ có tỷ lệ TC - BP cao hơn nhóm trẻ có cha mẹ làm nông dân, lao động chân tay 1,9 lần (CI 95% 1,280 – 2,821). Có mối liên quan giữa việc thể dục hàng tuần, hành vi ăn bữa phụ đêm, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và thói quen ăn đồ ngọt với tỷ lệ TC – BP ở học sinh. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh hai trường trung học cơ sở tương đối cao 16,6%. Tỷ lệ thừa cân béo phì khác nhau ở nhóm tuổi,
giới tính, nghề nghiệp của cha, mẹ, và một số thói quen về vận động, ăn uống của học sinh trung học cơ sở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2014). Global Health Observatory data repository, http://apps.who.int/gho/
data/node.main.A897A?lang=en, Last update 25/02/2015 (Ngày truy cập 6h 02 ngày 10/11/2016).
2. WHO (2014). Global report on noncommunicable diseases 2014. WHO Library Cataloguing-in-Publication Data. ISBN 978 92 4 156485 4
3. Trần Thị Xuân Ngọc (2012). Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì
của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội. Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
4. Phan Thanh Ngọc (2012). Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo
phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên, Đại học Y dược Thái Nguyên,
5. Võ Thị Diệu Hiền, Hoàng Khánh (2008). Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11-15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở thành phố Huế, Tạp chí Y học thực hành, 1, tr. 28 - 30.
6. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Văn Đảm, Phan Lê Thu Hằng, Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Hán (2015). Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh hai trường Trung học cơ sở quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Tạp chí Y học Dự Phòng, XXV, số 11(171), tr. 37.
7. Lại Thế Việt Anh (2013). Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở học sinh 10 – 14 tuổi tại hai trường trung học cơ sở nội và ngoại thành Hà Nội năm 2011, Đại học Y Hà Nội,
8. Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục (2007). Đánh giá tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi 12 đến 15 dựa vào BMI của học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương TP Huế. Tạp chí Y học thực hành, 568/2007.
9. Ngô Văn Quang, Lê Thị Kim Quý và cs (2010). Thừa cân và các yếu tố liên quan
ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6, số 3+4, , tr. 77 - 83.