KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NHÂN VIÊN CHẾ BIẾN TẠI CÁC CƠ SỞ NẤU ĐÁM TIỆC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG NĂM 2016

Lê Ngọc Hiệp1,, Nguyễn Thu Hà2, Huỳnh Phan Văn Kiêng1, Dương Quang Thoại3
1 Trường Đại Học An Giang
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Trung tâm y tế thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

An toàn thực phẩm hiện nay đang là một trong những mỗi quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi hiện trạng này liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của nhân viên chế biến tại các cơ sở nấu đám tiệc trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại 7/7 cơ sở nấu đám tiệc với 197 nhân viên chế biến. Kết quả: điểm trung bình mức đáp ứng của kiến thức, thái độ, thực hành trong nghiên cứu này so với chuẩn lần lượt là: 89,5±17,0; 75,3±12,1; và 91,3±7,7. Phân loại tỷ lệ kiến thức, thái độ thực hành tốt về an toàn thực phẩm lần lượt là 75,1%; 26,4%; và 97%. Người chế biến dưới 30 tuổi có điểm kiến thức và thái độ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những người trên 30 tuổi; và người không biết chữ có điểm kiến thức, thái độ, thực hành thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với người có trình độ học vấn cao hơn. Tương quan Pearson giữa kiến thức, thái độ, thực hành tìm thấy trong nghiên cứu này đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05) có R (kiến thức-thái độ) = 0,17; R (kiến thức-thực hành)=0,26; và R (thái độ - thực hành)=0,38.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. FAO và WHO (2002). Global forum of food safety regulators, World Health Organisation, Marrakech, Morocco.
2. Bộ Y Tế (2011). Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.
3. Gizaw. Z, Gebrehiwot. M và Teka. Z (2014). Food safety knowledge, attitude and associated factors of food handlers working in substandard food establishments in Gondar Town, Northwest Ethiopia, International Journal of Medical and Health Sciences Research, 1(4), tr.13.
4. Thidarat. C, Suwat. S và Duangjai. M (2011). Food safety knowledge, attitude and practice of food handlers and microbiological and chemical food quality assessment of food for making merit for monks in Ratchathewi District, Bangkok, Asia Journal of Public Health, 2, tr. 8.
5. FAO (1997). Street Food: Small Entrepreneurs, Big Business, World Health Organisation.
6. Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, Hội người tiêu dùng quốc tế và Hội tiêu chuẩn
và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2003). Hội thảo xây dựng các quy định, chính sách về việc bán thức ăn đường phố ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
7. Lý Thành Minh và Cao Thanh Diễm Thúy (2008). Kiến thức – Thái độ - Thực hành
về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre tỉnh Bến Tre năm 2007. Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 5.
8. Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Trọng Thiện và Trần Thiện Thuần (2010). Kiến thức –Thái độ - Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại thành phố Phan Rang –Tháp Chàm năm 2009, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 7.
9. Faruque, Q., Haque, Q.F., Shekhar, H.U., & Begum, S. (2010). Institutionalization of Healthy Street Food System in Bangladesh: A Pilot Study with Three Wards of Dhaka City Corporation as a Model, Technical Report of the Consumer Association of Bangladesh, Dhaka, Bangladesh.