ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ DINH DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CỦA HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ DINH DƯỠNG THẬN VÀ CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN 3 - 5 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Khánh Thu1,, Lê Thị Thanh Phương2, Trần Thị Vân Anh3
1 Sở Y tế Thái Bình
2 Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Bình
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm một số chỉ số dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về Dinh dưỡng thận và Chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 - 5 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang được thực hiện trên 130 bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-5. Hội chứng hao mòn protein-năng lượng (HCHMPN) được phân loại theo  tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về Dinh dưỡng thận và Chuyển hóa.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có HCHMPN là 71,5%. Bệnh nhân có HCHMPN với biểu hiện từ 1 đến 4 tiêu chuẩn chính, trong đó đối tượng với 2 tiêu chuẩn gặp với tỷ lệ cao nhất (55,9%), với 4 tiêu chuẩn gặp với tỷ lệ thấp nhất (3,2%). Tỷ lệ HCHMPN giảm dần từ mức độ vừa đến nặng và nhẹ. Giảm BMI đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán HCHMPN gặp với tỷ lệ cao nhất (61,5%); giảm protein máu toàn phần gặp với tỷ lệ thấp nhất (12,3%). Một số tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán HCHMPN gặp với tỷ lệ khác nhau, trong đó giảm số lượng tế bào lympho: 52,3%; chán ăn: 40,8%; tăng triglycerid: 27,7%; giảm kali máu: 18,4%.


Kết luận: Bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 3-5 có tỷ lệ cao bị hội chứng hao mòn protein-năng lượng cần quan tâm đánh giá để có điều trị dinh dưỡng thíc hợp trong thực hành lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hill NR, Fatoba ST, Oke JL, et al. Global prevalence ofchronic kidney disease - a systematic review and meta-analysis. PLOS one. 2016;11(7):e0158765.
2. Foque D, Kalantar-Zadeh K, Kopple J, Cano N, Chauvea P, Cuppari L, et al. A proposed nomenclature and diagnostic criteria for protein-energy wasting in acute and chronic kidney disease. Kidney Int. 2008;73(4):391–8.
3. 2.Obi Y, Qader H, Kovesdy CP, Kalantar-Zadeh K. Latest consensus and update on protein-energy wasting in chronic kidney disease. Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2015;18(3):254–62
4. Kovesdy C and Zadeh KK. Protein-energy wasting as a risk factor of morbidity and mortality in chronic kidney disease. Nutritional Management of Renal Disease. 2013; chapter 12, pp.171-195.
5. KDIGO. Definition and classification of CKD. Kidney International Supplements. 2013;3(1):19-62.
6. Iguacel CG and Parra EG. Defining protein-energy wasting syndrome in chronic kidney disease: prevalence and clinical implications. Nefrologia. 2014;34(4):507-519.
7. Phan Xuân Tước. Nghiên cứu một số chỉ số liên quan đến dinh dưỡng - năng lượng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trãi Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II, Học viện Quân Y, 2017.
8. Foucan L, Meralult H, Line F, et al. (2015). Impact of protein energy wasting status on survival among Afro-Caribean hemodialysis patients: a 3 years prospective study. Springer Plus. 2015;4:452.
9. Larumbe MCT, Soto CC, Sagrado MG, et al. Sun-116: prevalence and severity of protein energy wasting (PEW) syndrome in maintenance hemodialysis patients. Evaluation of diagnostic criteria. Clinical Nutrition. 2016;35(1):s87.

Các bài báo tương tự

Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.