MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN-BÉO PHÌ Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Lê Thanh Hà1,, Ngô Thị Phượng1, Phạm Thanh Huyền1, Lưu Thúy Quỳnh1, Nguyễn Văn Mạnh1, Bùi Xuân Thảo1, Vũ Đỗ Thảo1, Nguyễn Văn Lưu1, Lương Tuấn Anh1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa thói quen ăn uống và tình trạng thừa cân béo phì ở người bệnh rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 185 người bệnh rối loạn lipid máu từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.


Kết quả: Tỷ lệ thừa cân-béo phì chiếm tỷ lệ 38,3%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với tình trạng thừa cân-béo phì là thường xuyên thèm ăn (OR= 3,2), thường xuyên ăn đồ ngọt (OR= 5,4), thường xuyên ăn nhiều chất béo (OR= 4,0), và thường xuyên ăn hải sản (OR= 4,8).


Kết luận: Thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ cao ở người bệnh rối loạn lipid máu. Có mối liên quan đơn biến giữa mức độ thèm ăn, thường xuyên ăn đồ ngọt, ăn nhiều chất béo và thường xuyên ăn hải sản với tình trạng thừa cân-béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gebreegziabiher G, Belachew T, Mehari K. Prevalence of dyslipidemia and associated risk factors among adult residents of Mekelle City, Northern Ethiopia. PLoS One. 2021; 16(2):103.
2. Phạm Duy Tường và cộng sự. Nghiên cứu hiệu quả qui trình tư vấn dinh dưỡng dự vào bằng chứng, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu ở người trưởng thành. Đề tài nhánh cấp nhà nước. 2010; KC.10.05/06-10.
3. Lin CF, Chang YH, Chien SC. Epidemiology of dyslipidemia in the Asia Pacific region. International Journal of Gerontology. 2018;12(1): 2-6.
4. Aekalkom W, Chaiyapong Y, Neal B et al. Prevalence and determinants of overweight and obesity in Thai adults: results of the Second National Health Examination Survey. J Med Assoc Thai. 2004; 87(6): 685-693.
5. Te Morenga LA, Howatson AJ, Jones RM et al. Dietary sugars and cardiometabolic risk: systematic review and meta-analyses of randomized controlled trials of the effects on blood pressure and lipids. The American journal of clinical nutrition. 2014;100(1): 65-79.
6. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu 2015 – Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam.
7. Cristina SM, Adriana LP, Domingo OB et al. Gender Differences in the Diagnosis of Dyslipidemia: ESCARVAL-GENERO. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2021;18(23): 12419.
8. Bays HE, Toth PP, Kris PM et al. Obesity, adiposity, and dyslipidemia: a consensus statement from the National Lipid Association. Journal of Clinical Lipidology. 2013;7(4): 304–383.
9. Susetyowati, Emy H, Bernadette JK. Association of Eating Pattern and Nutritional Status with Dyslipidemia Among Adults in Yogyakarta – Indonesia. The UGM Annual Scientific Conference Life Sciences 2016.
10. Trần Đình Thoan. Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở người cao tuổi tại nông thôn, tỉnh Thái Bình. Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2021.
11. Jonathan Buckley. Availability of high-fat foods might drive the obesity epidemic. Nature Reviews Endocrinology. 2018;14(10): 574–575.
12. Mohammad AB, Asgarian A, Moshir A et al. Fast food consumption and overweight/obesity prevalence in students and its association with general and abdominal obesity. Journal of Preventive Medicine and Hygiene. 2018; 59(3): 236–240.
13. Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020. Tạp chí nghiên cứu y học. 2021;146 (10): 150-157.