TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN THỰC TẾ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2021

Nguyễn Thị Hương Lan1,2,, Nguyễn Thị Kim Anh3, Trần Minh Anh2, Đặng Kim Anh1, Phan Bích Hạnh1, Lê Hoài Thương3, Nguyễn Thành Tiến3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội
3 Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm Y tế Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 193 người bệnh tăng huyết áp từ 20 tuổi trở lên được cân đo chiều cao, vòng eo, vòng mông và đánh giá khẩu phần ăn 24h.


Kết quả: Chỉ số BMI trung bình của nam giới và nữ giới tương ứng là 22,5 ± 3,1 (kg/m2) và 22,8 ± 3,6 (kg/m2). Tỷ lệ người bệnh thiếu năng lượng trường diễn là 15,5%. Tỷ số vòng eo/ vòng mông trung bình của nam là 0,89 ± 0,1; nữ là 0,86 ± 0,1. Tỷ lệ người bệnh có khẩu phần ăn không đạt năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị là 74,1%. Lượng Natri tiêu thụ trung bình là 2777,1 ± 151,9mg/ngày.


Kết luận: Người bệnh tăng huyết áp thiếu năng lượng trường diễn phân loại theo BMI chiếm tỷ lệ thấp. Lượng natri tiêu thụ của người bệnh tăng huyết áp vẫn ở ngưỡng cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch học Hoa Kỳ năm 2017 cho người bệnh tăng huyết áp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt. Báo cáo “Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc năm 2015–2016.” Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần thứ 2, 2016, Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam.
2. Saxton SN, Clark BJ, Withers SB, et al. Mechanistic Links Between Obesity, Diabetes, and Blood Pressure: Role of Perivascular Adipose Tissue. Physiol Rev. 2019;99(4):1701–1763.
3. Raposeiras-Roubín S, Abu-Assi E, Paz RC, et al. Impact of malnutrition in the embolic-haemorrhagic trade-off of elderly patients with atrial fibrillation. Europace. 2020;22(6), 878–887.
4. Wei W, Zhang L, Li G, et al. Prevalence and prognostic significance of malnutrition in diabetic patients with coronary artery disease: a cohort study. Nutrition & Metabolism. 2021;18(102).
5. Phan Thanh Thuỷ and Trần Khánh Toàn. Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Tỉnh Quảng Bình. VMJ. 2022;519(1).
6. Nguyễn Thị Duyên (2016). Tình Trạng Dinh Dưỡng, Thói Quen Ăn Uống và Lối Sống Của Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Tại Khoa Nội Bệnh Viện Đa Khoa Đông Hưng Thái Bình Năm 2015., Đại học Y Hà Nội.
7. Bệnh viện Bạch Mai (2013). Tư vấn dinh dưỡng cho người trưởng thành, Nhà xuất bản Y học, Bệnh viện Bạch Mai.
8. Viện Dinh dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Viện Dinh Dưỡng.
9. Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, et al. 2017ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Hypertension. 2018;71(6), e13–e115.
10. Phạm Duy Tường (2018). Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đại học Y Hà Nội.
11.WHO Expert Consultation. Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet. 2004;363(9403):157-63.
12. Milicevic T, Radić J, Radman M, et al. Nutrition status of patients with arterial hypertension in aute hospital setting. Journal of Hypertension. 2018;36, e137.
13. Kwater A, Gasowski J, Krolczyk J, et al. (2010). Blood pressure level and duration of hypertension as parameters associated with cerebral hemodynamics in hypertension. Journal of Hypertension, 28, e147.
14. Yang Z, Wei X, Fu B, et al. Prevalence and Prognostic Significance of Malnutrition in Hypertensive Patients in a Community Setting. Front Nutr. 2022;9, 822376.
15. Huỳnh Ngọc Diệp (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp nằm viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười. , accessed: 09/29/2022.
16. Lê Thanh Chiến, Lý Huy Khanh và Đỗ Công Tâm. Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết áp với BMI, vòng eo, tỉ số eo mông ở người dân phường Hòa Thạnh quận Tân Phú. Y học TP Hồ Chí Minh. 2011;15.

17. Hossain FB, Adhikary G, Chowdhury AB, et al. Association between body mass index (BMI) and hypertension in south Asian population: evidence from nationally-representative surveys. Clinical Hypertension. 2019;25(28).
18. Choi JR, Koh SB, and Choi E. Waist-to-height ratio index for predicting incidences of hypertension: the ARIRANG study. BMC Public Health.2018;18(1):767.
19. Landi F, Calvani R, Picca A, et al. Body Mass Index is Strongly Associated with Hypertension: Results from the Longevity Check-Up 7+ Study. Nutrients. 2018;10(12), 1976.
20. Phạm Văn Bắc (2016). Tình Trạng Dinh Dưỡng, Khẩu Phần Ăn Thực Tế và Thói Quen Ăn Uống Của Bệnh Nhân Tại Khoa Nội Tim Mạch Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh Năm 2015-2016, Đại học Y Hà Nội.
21. Grillo A, Salvi L, Coruzzi P, et al. Sodium Intake and Hypertension. Nutrients. 2019;11(9), E1970.
22. Mente A, O’Donnell M, and Yusuf S. Sodium Intake and Health: What Should We Recommend Based on the Current Evidence?. Nutrients. 2021;13(9),3232.
23. Filippini T, Naska A, Kasdagli MI, et al. Potassium Intake and Blood Pressure: A Dose‐Response Meta‐Analysis of Randomized Controlled Trials. J Am Heart Assoc. 2020;9(12):e015719.