KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÂU XANH (𝘉𝘢𝘤𝘤𝘢𝘶𝘳𝘦𝘢 𝘴𝘢𝘱𝘪𝘥𝘢)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Quả dâu xanh (Baccaurea sapida) chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý, có lợi cho sức khỏe con người, vì vậy mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình công nghệ chế biến nước dâu xanh, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao, đáp ứng như cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Phương pháp: Nghiên cứu chế biến nước dâu xanh được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ enzyme pectinase và cellulase; nhiệt độ và thời gian thủy phân; tỷ lệ pha loãng dịch thủy phân và siro cỏ ngọt; chế độ thanh trùng. Các thí nghiệm tiến hành lặp lại 3 lần, số liệu thống kê, vẽ biểu đồ bằng phần mềm Statgraphic centurion XV và SigmaPlot-14.0.
Kết quả: Thủy phân vỏ và thịt quả dâu xanh với tỷ lệ enzyme pectinase 0,4% và cellulase là 0,6% ở nhiệt độ 550C trong thời gian 40 phút; dịch quả thủy phân được pha loãng theo tỷ lệ 1/4, bổ sung 25% siro cỏ ngọt và tiến hành thanh trùng ở nhiệt độ 90oC trong thời gian 25 phút. Sản phẩm nước dâu xanh thu được có hàm lượng vitamin C đạt 49,07mg%; hàm lượng acid tổng số đạt 1,71%; hàm lượng chlorophyll đạt 0,424µg/L.
Kết luận: Sản phẩm nước dâu xanh tạo ra trên cơ sở thực hiện quá trình thủy phân vỏ và thịt quả dâu xanh cùng với việc bổ sung nước, siro cỏ ngọt và thanh trùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Quả dâu xanh, thủy phân, phối chế, thanh trùng
Tài liệu tham khảo
2. Tapre AR and Jain RK. Pectinases: Enzymes for fruit processing industry. International Food Research Journal. 2014;21(2):447-453
3. Nguyễn Nhật Minh Phương, Lý Nguyễn Bình, Châu Trần Diễm Ái và Chế Văn Hoàng. Tác động enzyme pectinase đến khả năng trích ly dịch quả và các điều kiện lên men đến chất lượng rượu vang xoài sau thời gian lên men chính. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2011;20(a):127-136.
4. Sharma HP, Patel H, and Sharma S. Enzymatic extraction and clarification of juice from various fruits: A Review. Trends in Post Harvest Technology.2014;2(1):1-14.
5. Cacace JE and Mazza G. Mass transfer process during extraction of phenolic compounds from milled berries. Food and Engineering. 2003;59:379–389.
6. Gupta S, Lakshmi AJ, and Prakash J (2008). Effect of different blanching treatments on ascorbic acidretention in green vegetables. Natural Product Radiance. 2008;7(2):111-116.
7. Hà Duyên Tư. Phân tích hóa học thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2009.
8. Jeney-Nagymate E, and Fodor P. The stability of vitamin C in different beverages. British Food Journal. 2008;110(3):296-309.
9. Nguyễn Thị Thu Hồng , Trần Minh Tuấn và Nguyễn Tấn Hùng. Ảnh hưởng của enzyme xử lý và chế độ thanh trùng đến chất lượng sản phẩm nước ép dưa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2019;55: 241-249.
10. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt và Trần Thị Thu Trà. Công nghệ chế biến thực phẩm. Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM. 2009.
11. Vũ Hồng Sơn và Hà Duyên Tư. Nghiên cứu quá trình trích ly polyphenol từ chè xanh vụn. Tạp chí Khoa học Công nghệ. 2012;47(1):81-86.