ỨNG DỤNG CHẤT LỎNG CÓ ĐỘ NHỚT TIÊU CHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO KHÓ NUỐT

Nguyễn Thùy Linh1,, Trần Phương Thảo2, Bùi Thu Hiền1, Phạm Thị Tuyết Chinh3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trưởng Đại học Jumonji, Nhật Bản
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định độ nhớt tiêu chuẩn của chất lỏng ở ba mức độ 1%, 2%, 3% xanthangum.
Từ đó, ứng dụng chất lỏng độ nhớt tiêu chuẩn trên các mức độ khó nuốt của bệnh nhân đột quỵ
não.
Đối tượng và phương pháp: Đo độ nhớt chất lỏng có chất tạo đặc bằng máy đo độ nhớt
quay loại B. Đánh giá tình trạng khó nuốt bằng bộ công cụ MASA và ứng dụng độ nhớt chất lỏng
tiêu chuẩn trên bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Hữu Nghị.
Kết quả: Độ nhớt của nước +1%
xanthangum là 250-1000 mPa.s, tương tự với 2% và 3% là 1000-5000 mPa.s và 5000-9000 mPa.s
bằng sử dụng máy đo độ nhớt quay loại B. Lượng nước trung bình tiêu thụ bằng đường miệng là
826,6444,3 ml/ngày. Mức độ khó nuốt càng nặng thì lượng nước tiêu thụ càng ít và đáp ứng tốt
hơn với chất lỏng có độ nhớt càng cao theo tiêu chuẩn.
Kết luận: Chất lỏng có độ nhớt tiêu chuẩn
đáp ứng tốt trên các mức độ khó nuốt của bệnh nhân đột quỵ não.

Chi tiết bài viết