NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân của 10 loại ung thư thường gặp
(ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, vòm hầu, thanh quản, thực quản, dạ dày, đại trực tràng,
phổi, và lymphôm) và diễn tiến sụt cân trong quá trình điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu tiến
cứu trên 480 bệnh nhân điều trị tại BVUB TPHCM năm 2017. Kết quả: Tại thời điểm nhập viện,
34,8% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (theo tiêu chuẩn ESPEN 2016) và sau điều trị tỷ lệ này tăng
lên 37,9%. Ung thư thực quản có tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cao nhất trong 10 bệnh (79,2%),
tiếp đến ung thư dạ dày (73,3%), và ung thư phổi (47,1%). Hơn 50% bệnh nhân tiếp tục sụt cân
trong quá trình điều trị. Hóa xạ trị đồng thời là mô thức điều trị làm bệnh nhân sụt cân nhiều nhất
(76,6%), tiếp đến là xạ trị (68,7%), và phẫu trị (58,1%). Phỏng vấn khẩu phần ăn 24 giờ, mức
năng lượng bệnh nhân nạp vào từ ăn uống trung bình 1297kcal (460 - 1900kcal), chỉ có 54,6%
bệnh nhân ăn đủ tối thiểu 75% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Các yếu tố cản trở đến việc ăn uống:
đau, ăn không ngon miệng, nôn, tiêu chảy, táo bón, lo âu, mất ngủ, ho, khó thở. Chỉ có 12,6%
bệnh nhân SDD được hội chẩn và tư vấn dinh dưỡng, 19% bệnh nhân nuôi ăn qua ống thông, 9%
nuôi tĩnh mạch hỗ trợ, 6% bệnh nhân trì hoãn hoặc ngừng điều trị vì SDD. Kết luận: SDD rất
phổ biến trên 10 bệnh ung thư thường gặp tại thời điểm nhập viện. Sụt cân sẽ tiếp tục trong quá
trình điều trị. SDD có thể làm trì hoãn và ngừng điều trị ung thư. Can thiệp dinh dưỡng tại bệnh
viện chưa đạt hiệu quả cần cải thiện hơn trong thời gian tới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy dinh dưỡng, sụt cân, ung thư, Bệnh viện ung bướu TP Hồ Chí Minh