NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ETHANOL VÀ TỶ LỆ DUNG MÔI/NGUYÊN LIỆU ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT SINH HỌC, CHẤT MÀU VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH TRÍCH LY TỪ HỖN HỢP NGẢI BÚN/NGHỆ/SẢ

Nguyễn Duy Tân1,
1 Trường Đại học An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ethanol (0, 40, 60 và 80%)
và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (15/1, 20/1, 25/1 và 30/1 mL/g) đến hàm lượng các hợp chất
sinh học (phenolic, flavonoid, tannin và cucurmin), chất màu (chlorophyll a, chlorophyll b,
chlorophyll tổng và carotenoids) và hoạt động chống oxy hóa của dịch trích ly thông qua chỉ
số chống oxy hóa AAI (antioxidant ability index), khả năng khử gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) và khả năng khử sắt FRAP (ferric reducing antioxidant power). Kết quả
nghiên cứu cho thấy điều kiện trích ly tối ưu là nồng độ ethanol 80% và tỷ lệ dung môi/nguyên
liệu 25/1 mL/g. Tại điều kiện trích ly này, hàm lượng phenolic, flavonoid, tannin và curcumin
thu được lần lượt là 148,63 mgGAE/100 g; 158,98 mgQE/100 g; 77,35 mgTAE/100 g và 20,28
mg/g FW. Hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b, chlorophyll tổng và carotenoids là 5,85
mg/100 g; 12,93 mg/100 g; 18,78 mg/100 g và 71,47 mg/100 g FW. Hoạt động chống oxy hóa
của dịch trích thô thông qua các đánh giá AAI, DPPH và FRAP lần lượt là 1,46; 88,05% và
31,16 µM FeSO4/g

Chi tiết bài viết