MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020

Nguyễn Thanh Hải1,, Phạm Thị Dung2, Nguyễn Trọng Hưng3
1 Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình
2 Trường ĐH Y Dược Thái Bình
3 Viện Dinh dưỡng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 đối tượng bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi và thu thập kết quả xét nghiệm trong bệnh án với mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm khẩu phần của người bệnh viêm gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hòa Bình năm 2020. Kết quả: Giá trị trung bình năng lượng khẩu phần là 1852,0 ± 525,7 kcal/ngày; Protein là 67,8 ± 23,3g/ngày; Lipid là 36,0 ± 16,6g/ngày; Glucid là 315,2 ± 94,3g/ngày. 
Phần trăm năng lượng trung bình từ protein là 14,7 ± 2,6%, từ lipid là 17,3 ± 6,3% và chiếm ưu thế từ glucid là 68,2 ± 7,9%. Tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu năng lượng, protein, lipid và glucid khẩu phần là 42,2%; 45,1%; 16,7% và 48,0%. Tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu về chất khoáng canxi, photpho, sắt, kẽm trong khẩu phần lần lượt là 8,8%; 71,6%; 66,7% và 37,3%. Tỷ lệ đối tượng đạt nhu cầu về vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C trong khẩu phần lần lượt là 6,9%; 56,9%; 12,7% và 36,3%. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh viêm gan không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và 3 chất sinh năng lượng (P, L, G); các viatmin (A, B1, B2, C) và khoáng chất (Ca, P, Fe, Zn) còn khá cao. Cần tăng cường truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cá thể thường xuyên hơn nữa tại các khoa lâm sàng, đặc biệt là các nhóm bệnh có nguy cơ cao suy dinh dưỡng (SDD).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Bài giảng Viêm gan Bệnh học Nội khoa, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Vũ Bằng Đình (1985). Viêm gan virus. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 201-223
3. Phạm Song (2008). Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan do virus. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 109-213
4. Nguyễn Thị Kim Thư (2000). Diễn biến lâm sàng, rối loạn chức năng gan và mối liên quan với AFP trong bệnh viêm gan virus B, xơ gan và ung thư gan. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Hà Nội
5. Amany M. Abdelhafez (2018). Assessment of Nutritional Status in Chronic Hepatic Patients at Ain Shams University Hospital, The Egyptian Journal of Community Medicine, 36(2), pp. 13-19.
6. Bộ Y tế (2007). Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
7. Chang Y, Liu QY and Zhang Q (2020). Role of nutritional status and nutri tional support in outcome of hepatitis B virus-associated acute-on-chronic liver failure, World J Gastroenterol, 26(29), pp. 4288-4294.
8. Ferreira L. G., Anastácio L. R. and Lima A. S. (2009). Desnutrição e in- adequação alimentar de pacientes aguardando transplante hepático, Revista Da Associação Médica Bra sileira, 55(4), pp. 389-393.
9. Hashemi kani A, Alavian S M and Es maillzadeh A (2013). Dietary Quality Indices and Biochemical Parameters Among Patients With Non Alcoholic Fatty Liver Disease (NAFLD), Hepa- titis Monthly, 13(7), pp. e10943.
10. Federico A., Dallio M. and Caprio G. (2017). Qualitative and Quantitative Evaluation of Dietary Intake in Patients with Non-Alcoholic Steatohepatitis, Nutrients, 9(10), pp. 1074-1081.
11. Da Silva H. E., Arendt B. M. and Noureldin S. A. (2014). A Cross-Sectional Study Assessing Dietary Intake and Physical Activity in Canadian Patients with Nonalcoholic Fatty Liv er Disease vs Healthy Controls, Jour- nal of the Academy of Nutrition and Dietetics, 114(8), pp. 1181–1194.
12. Yang Z., Wu J. and Li X. (2019). Association between dietary iron in take and the prevalence of nonalcoholic fatty liver disease, Medicine, 98(43), pp. e17613.
13. Gottschall C. B. A. (2015). Nutritional status and dietary intake in non-cirrhotic adult chronic hepatitis c patients, Arquivos de gastroentero logia, 52(3), pp. 204-209.
14. Peres W. A. F., Chaves G. V. and Gonçalves J. C. S. (2011). Vitamin A deficiency in patients with hepatitis C virus-related chronic liver disease, British Journal of Nutrition, 106(11), pp. 1724–1731.