ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Thị Tố Uyên1, Nguyễn Thị Hương Lan2, Trần Thị Thu Trang1, Trần Thị Quỳnh Anh 1, Huỳnh Nam Phương1, Trương Tuyết Mai1, Hoàng Thu Nga1,
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khẩu phần ở người trưởng thành tại huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2022.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 220 người 20-60 tuổi. Phương pháp hỏi ghi khẩu phần cá thể 24 giờ qua được sử dụng để thu thập số liệu đánh giá khẩu phần.


Kết quả: Hầu hết người trưởng thành có tiêu thụ ngũ cốc, rau và thịt các loại với mức tiêu thụ trung bình lần lượt là 249,2, 157,4 và 95,9 g/ngày. Năng lượng khẩu phần trung bình là 1737 kcal/người/ngày với 62,3% thấp hơn so với mức khuyến nghị, năng lượng khẩu phần cao hơn ở người 20-40 tuổi so với 41-60 tuổi (p<0,05). Cơ cấu sinh năng lượng khẩu phần từ protein, lipid và carbohydrate là 16,9%, 23,8% và 59,3%. Tỷ lệ người 20-60 tuổi có khẩu phần protein, lipid và carbohydrate thấp hơn mức khuyến nghị lần lượt là 79,1%, 46,8% và 54,5%. Tỷ lệ protein nguồn động vật là 55,4%. Khẩu phần calci, vitamin A và folate chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ người 20-60 tuổi có khẩu phần chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị là 90-92% với calci, vitamin A, folate và 50-60% với sắt, kẽm, vitamin C, thiamin và vitamin B6.


Kết luận: Hầu hết người 20-60 tuổi có tiêu thụ ngũ cốc, rau và thịt các loại. Mức tiêu thụ rau và quả chín chưa đạt so với mức khuyến nghị. Năng lượng khẩu phần trung bình nhìn chung đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, tỷ lệ các chất sinh nhiệt cân đối, hợp lý. Tỷ lệ người trưởng thành có khẩu phần các chất dinh dưỡng chưa đạt khuyến nghị ở mức cao. Cần tăng cường truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn người dân về chế độ ăn hợp lý, cân đối để đảm bảo khẩu phần đáp ứng được nhu cầu.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện Dinh dưỡng. Kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng 2020. Viện Dinh dưỡng, 2022.
2. Viện Dinh dưỡng, UNICEF. Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010. Nhà Xuất Bản Y học, 2011.
3. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Các phương pháp điều tra và đánh giá khẩu phần. Nhà xuất bản Y học. 2017.
4. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học. 2016.
5. WHO. Global Health Observatory: Raised blood pressure. WHO 2013; Available from: http://www.who.int/.
6. Bộ Y tế. Cục Y tế dự phòng. Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2015.
7. Trương Thị Thùy Dương. Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng. Luận văn Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, 2016.
8. Lại Đức Trường. “Nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên,hiệu quả của nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý”. Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành Y tế Công cộng, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2011.
9. Phạm NO, Mai TMT, Phạm NT Đan, Văn TGH, Đỗ TND. Hoạt động thể lực, tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn của nhân viên công tác tại một số cơ sở y tế của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. TC DD&TP, 2022;14(4):38-46
10. Vũ Thị Thu Hiền, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự. Đặc điểm khẩu phần muối ăn và gia vị ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2013. Tạp chí Y học Thực hành. 2017; 9 (1053): 8 - 15.
11. Phạm Thu Thủy, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Thị Huyền Trang và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người lao động tại công ty than Quảng Ninh năm 2021. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022; 18 (3 + 4): 112 – 119.
12. Đinh TVA, Trịnh BN, Trần TN. Giá trị khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở vùng miền núi phía Bắc năm 2019. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;17(4):93-100. doi:10.56283/1859-0381/45.