TỶ LỆ GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đặng Ngọc Hùng1,, Nguyễn Đỗ Huy2, Trần Quốc Cường3, Đinh Thị Thu Hằng4
1 Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng NRECI
2 Trường Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
4 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng nằm 2023 và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 6 năm 2023 trên 681 phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng.


Kết quả: Tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng năm 2023 là 83,5%. Các yếu tố liên quan đến giảm mật độ xương ghi nhận trong nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, số con, thời gian mãn kinh, thói quen sử dụng chè/trà, cà phê và vận động thể lực. .


Kết luận: Các nghiên cứu chuyên sâu về sự tác động của chế độ dinh dưỡng cần được tiến hành, từ đó các chương trình sàng lọc và can thiệp sớm trong cộng đồng đối với nhóm phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên để phát hiện sớm và dự phòng giảm mật độ xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rosen CJ. The Epidemiology and Pathogenesis of Osteoporosis. South Dartmouth (MA): MDText.com, Inc.; 2000-2017. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279134/.
2. Clynes MA, Harvey NC, Curtis EM, Fuggle NR, Dennison EM, Cooper C. The epidemiology of osteoporosis. Br Med Bull. 2020 May 15;133(1):105-117. doi: 10.1093/bmb/ldaa005. PMID: 32282039; PMCID: PMC7115830.
3. Ryan P, Schlidt A, Ryan C. The impact of osteoporosis prevention programs on calcium intake: a systematic review. Osteoporosis International. 2013;24(6):pp. 1791-801.
4. Nguyễn Trung Hòa. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: Viện Vệ sinh dinh tễ Trung Ương; 2015.
5. Hoàng Văn Dũng. Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin d và canxi tại cộng đồng Hà Nội: Học viện Quân y; 2017.
6. Ho-Pham LT, Nguyen TV. The Vietnam Osteoporosis Study: Rationale and design. Osteoporos Sarcopenia. 2017;3(2):pp. 90-7.
7. Cao Mỹ Phượng, La Quốc Trung, Phan Thanh Dũng. Tình hình loãng xương và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Trà Vinh. Kỉ yếu Đại hội Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam lần thứ V Hội nghị khoa học về Nội tiết - Đái tháo đường - Chuyển hóa Việt Nam lần thứ IX. 2019:tr. 52-3
8. Baek YH, Cho SW, Jeong HE, Kim JH, Hwang Y, Lange JL, et al. 10-Year Fracture Risk in Postmenopausal Women with Osteopenia and Osteoporosis in South Korea. Endocrinol Metab (Seoul). 2021;36(6):pp. 1178-88.
9. Bijelic R, Milicevic S, Balaban J. Risk Factors for Osteoporosis in Postmenopausal Women. Med Arch. 2017;71(1):pp. 25-8.
10. De França N, Camargo MBR, Lazaretti-Castro M, Peters BSE, Martini LA. Dietary patterns and bone mineral density in Brazilian postmenopausal women with osteoporosis: a cross-sectional study. European Journal of Clinical Nutrition. 2016;70(1):pp. 85-90.