ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỮA ĂN DẶM VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ 6 – 24 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2023

Võ Ngọc Huỳnh Như1,, Nguyễn Thị Thu Hậu2, Bùi Thị Hoàng Lan1, Trần Thị Hoài Phương2, Đoàn Thị Bảo Thúy2, Nguyễn Hoàng Nhật Hoa2
1 Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm cơ cấu bữa ăn dặm và mối liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2023.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện ở 271 trẻ khám dinh dưỡng tại Phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023.


Kết quả: Tỉ lệ SDD ở 3 thể ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: 25,09% nhẹ cân, 24,35% thấp còi, 13,65% gầy còm. Tháng tuổi càng cao thì tỷ lệ ăn đủ cacbohydrate, protein càng cao, trong đó, nhóm tuổi có tỉ lệ ăn đủ thấp nhất là 6 – <9 tháng lần lượt là 2,38% và 7,14%. Tháng tuổi càng cao thì tỷ lệ ăn đủ lipid càng thấp. Thấp nhất ở nhóm tuổi 12 – 24 tháng: 8,11%. Năng lượng tối thiểu đạt còn thấp chiếm 45,39%. Nhóm có năng lượng từ carbohydrate đạt khoảng khuyến nghị (55 – 65%) càng cao thì tỷ lệ SDD nhẹ cân càng thấp (p=0,042).


Kết luận: Tỉ lệ SDD ở các thể còn cao. Nhóm tuổi nhỏ thường ăn thiếu cacbohydratate, protein, trong khi nhóm tuổi 12-24 tháng thường ăn thiếu lipid. Cần hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ ăn đủ carbohydrate, protein, lipid theo nhu cầu khuyến nghị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health O, United Nations Children's F, World B. Levels and trends in child malnutrition: UNICEF / WHO / The World Bank Group joint child malnutrition estimates: key findings of the 2021 edition. World Health Organization; 2021.
2. Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi theo các mức độ, theo vùng sinh thái. Accessed 31/10/2022, http://chuyentrang.viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/Nam%202022/(2020)%20TL%20suy%20dinh%20duong%20TE%20duoi%205%20tuoi%20theo%20muc%20do,%20vung%20sinh%20thai.pdf
3. Sagaro GG AM. Dietary diversity and associated factors among infants and young children in Wolaita zone, southern Ethiopia. . Sci J Clin Med. 2017;6(4):53. doi:10.11648/j.sjcm.20170604.12.
4. Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Liễu. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 10/29 2021;146(10):206-213. doi:10.52852/tcncyh.v146i10.343
5. Bộ Y tế. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. 2016.
6. Lutter CK, Grummer-Strawn L, Rogers L. Complementary feeding of infants and young children 6 to 23 months of age. Nutrition Reviews. 2021;79(8):825-846. doi:10.1093/nutrit/nuaa143
7. Who. Indicators for assessing infant and young child feeding practices: definitions and measurement methods . vol 0. WHO/UNICEF Technical expert advisory group on nutrition monitoring (TEAM); 2021:0.
8. Lưu Thị Mỹ Thục, Phạm Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Hồng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-24 tháng tuổi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(12):35.
9. Nguyễn Thị Thu Hậu, Trần Thị Hoài Phương, Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa, Trần Hồng Nhân. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN DẶM CHO TRẺ TỪ 6 -24 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM DINH DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2010;14(4):277.
10. Lin A, Nichols B. The digestion of complementary feeding starches in the young child. Starch - Stärke. 05/31 2017;69doi:10.1002/star.201700012.