TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ NGHĨA, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023

Nguyễn Thị Thảo1, Nguyễn Quang Dũng1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá trình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh trung học cơ sở.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 300 học sinh 10-14 tuổi, trường trung học cơ sở (THCS) Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm 2023 sử dụng phương pháp nhân trắc đánh giá TTDD theo chỉ số Z-score BMI theo tuổi và chiều cao theo tuổi (HAZ).


Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm (BAZ <-2) là 9,3% trong đó nam (9,9%) và nữ (8,7%); có xu hướng tăng theo tuổi: ở nhóm 11 tuổi là 4,5%, nhóm 12 tuổi là 6,4%, nhóm 13 tuổi là 10,1% và nhóm 14 tuổi là 14,3%. Tỷ lệ SDDthấp còi chung là 5,7%, tỷ lệ thừa cân là 5,0%, béo phì là 0,7%.


Kết luận: Có tồn tại gánh nặng kép về SDD trên học sinh trường trung học cơ sở Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống SDD thấp còi, thừa cân, béo phì trên đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (1995). Physical status: The use and interpretation of anthropometry. Geneva. pp. 263–411.
2. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi. Nhận xét bước đầu về gánh nặng kép của suy dinh dưỡng ở nước ta. Tạp chí Y học Việt Nam. 2003;9(10):8-16.
3. Nguyễn Minh Tú, Phạm Kim Nhung, Trần Thị Hoa và cộng sự. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tại hai trường trung học cơ sở thành phố Huế năm 2017. Tạp chí Y dược học. 2017;5(8): 42-51.
4. Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm và một số yếu tố liên quan của học sinh từ 11-17 tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2016;27(7):120 -123.
5. WHO child growth standards: length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age: methods and development. Accessed April 22, 2022.
6. Hồ Thu Mai, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Hữu Bắc. Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của học sinh 6-14 tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2010;6 (2):23–30.
7. Trần Thị Phúc Nguyệt, Phạm Duy Tường. Nghiên cứu gánh nặng kép của suy dinh dưỡng lứa tuổi 6-14 tuổi tại các vùng nội và ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Y học dự phòng. 2012;22(3):123–128.
8. Nguyễn Thị Thanh Bình, Hoàng Thị Hoa Lê, Nguyễn Khắc Minh và cộng sự. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh tại một số trường trung học cơ sở quận Lê Chân. Hải Phòng năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2016;26(14):19 - 22.