KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG CỦA BỆNH NHÂN XẠ TRỊ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Anh Tường1,, Nguyễn Thị Kim Ngân1, Nguyễn Thị Kim Hồng1, Nguyễn Thị Lệ Thu1, Lê Thị Hồng Diên1
1 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng nuôi ăn qua ống thông cho 50 bệnh nhân đang điều trị tại 2 khoa xạ bệnh viện Ung bướu TPHCM. Mục đích: đánh giá hiệu quả và những vấn đề liên quan đến việc nuôi ăn qua ống thông như kỹ thuật nuôi, cách chế biến súp, thái độ bác sĩ và nguyện vọng của bệnh nhân. Kết quả: 70% bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn (BMI< 18,5) và 92% bệnh nhân sụt cân khi nhập viện. Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân được chỉ định đặt ống thông nuôi ăn để cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Sau khi đặt ống thông nuôi ăn chỉ có 4% bệnh nhân tăng cân. Kỹ thuật nuôi ăn sai tư thế là 26%, do cách bơm là 92%, và thể tích mỗi lần bơm là 10%. Cách chế biến súp và pha sữa đúng đủ chỉ có 19-39%. Hiện nay, tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM việc nuôi ăn qua ống thông hoàn toàn do khoa lâm sàng hướng dẫn. Bác sĩ chỉ hướng dẫn cho 8% bệnh nhân và theo dõi xét nghiệm cho 44% bệnh nhân. Sử dụng ống thông nuôi ăn kích thước lớn, cứng, không nắp đậy là những trở ngại mà bệnh nhân mong muốn thay đổi. Kết luận: Nuôi ăn qua ống thông theo cách thức như hiện tại chưa thực sự đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị. Kỹ thuật nuôi ăn còn bị sai và cách chế biến thức ăn bơm qua ống thông còn kém chất lượng. Để dinh dưỡng bệnh nhân xạ trị nuôi qua ống thông tốt hơn, Khoa lâm sàng cần có sự hợp tác chặt chẽ với Khoa Dinh dưỡng tiết chế bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Gyung-Ah Wie R.D (2010). Prevalence and risk factors of malnutrition among cancer patients according to tumor location and stage in the National Cancer Center in Korea. Nutrition 26: 263-268.
2. Jacqueline A.E Langius (2013). Effect of nutritional interventions on nutritional status,quality of lifeand mortality in patients with head and neck cancer receiving (chemo)radiotherapy: a systematic review. Clinical Nutrition xxx: 671-678.
3.Julia S.M (2014). Consumption of oral hospital diet and percent of adequacy of minerals in oncology patients as an indicative
for the use of oral suplement. Clinical Nutrition. 33: 655-661.
4.Kapila M et al (2009). Dysphagia in Head and Neck Cancer.Cancer Treatment Reviews. 35: 724-732.
5.Norimasa.O (2010). Analysis of causal models of diet for patients with head and neck cancer receiving radiation therapy, European Journal Oncology Nursing 14, 291-298.
6. Orell K et al(2013). Locally advanced Head and Neck cancer: the effect of intensive nutrition counseling. Nutrition and Cancer. S157.