ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN VÀ THỊ HIẾU CỦA SẢN PHẨM BÁNH QUY GIÀU CANXI VÀ VITAMIN D2 CHIẾT XUẤT TỪ NẤM MEN SACCHAROMYCES CEREVISIAE GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM TIỂU HỌC

Đỗ Thị Bảo Hoa1,, Nguyễn Thị Thùy Ninh1, Nguyễn Thị Yên Hà1, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Nguyễn Xuân Ninh2, Lê Bạch Mai1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội
2 Trung tâm Doping và Y học thể thao

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá khả năng chấp nhận và thị hiếu của sản phẩm bánh quy bổ sung canxi và vitamin D2 chiết xuất từ nấm men Saccharomyces cerevisiae trên đối tượng trẻ em tiểu học.
Phương pháp: thử nghiệm can thiệp cộng đồng, kéo dài trong 85 ngày, với cỡ mẫu là 184 đối tượng trẻ tiểu học từ 7 – 9 tuổi, thuộc 02 trường tiểu học của huyện Gia Bình – Bắc Ninh, được chia làm 2 nhóm: nhóm chứng sử dụng bánh quy có bổ sung canxi; nhóm can thiệp ăn bánh quy bổ sung Vitamin D2 – Canxi, mỗi trẻ được ăn 25 g bánh/ngày. Kết quả: tỷ lệ chấp nhận trung bình ở cả hai nhóm là 91,8%, không có trẻ nào xảy ra các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa trong suốt thời gian can thiệp. Trung bình 72,3% số trẻ ở cả hai nhóm thích sử dụng sản phẩm. Nhìn chung tỷ lệ chấp nhận và mức độ yêu thích sản phẩm không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu. Như vậy, việc tăng cường vi chất vào bánh quy là một giải pháp góp phần nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tiểu học có tính khả thi tại cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bueno M. B., Fisberg M., Fisberg R. M., Maximino P., Rodrigues.(2013). Nutritional risk among Brazilian children 2 to 6 years old: a multicenter study. Nutrition. 29(2) (2013), 405-10. doi:10.1016/j.nut. 2012.06.012.
2. Agellon S., El Hayek J., Hazell T. J., Finch S., Jean-Philippe S., Pham T. T., Rodd C., Rauch F., Vanstone C.A., Weiler H.A.(2013). Vitamin D status in Montréal preschoolers is satisfactory despite low vitamin D intake. J Nutr. 143(2)(2013). 154-60. doi: 10.3945/jn.112. 169144. Epub 2012 Dec 19.
3. Garemo M., Lenner R. A., Strandvik B. (2007). Swedish pre-school children eat too much junk food and sucrose. Acta Paediatr.96(2)(2007). 266-72.
4. Hettiarachchi M., Liyanage C. (2012). Coexisting micronutrient deficiencies among Sri Lankan pre-school children: a community-based study. Matern Child Nutr.;8(2)(2012):259-66. doi:10.1111/j.1740-8709.2010.00290.x.
5. Aggarwal R., Marwaha R. K., Reddy D. R., Singh R., Sawhney R. C., Singh S., Tandon N. (2005). Vitamin D and bone mineral density status of healthy schoolchildren in northern India. Am J Clin Nutr, 82(2)(2005) , 477-82.
6. Chlebna-Sokół D., Golec J., Karalus J., Michałus I., Rusińska A. (2011) The vitamin D and calcium consumption and bone quality in children of łódŹ (Poland) at the age 9-13 years. Pediatr Endocrinol Diabetes Metab. 17(2)(2011) . 82-7.
7. Choucair M. K., Deeb M. E., El-Hajj Fuleihan G.A., Kizirian A. S., Nabulsi M. M., Salamoun M. M., Tannous R. I. (2005) Low calcium and vitamin D intake in healthy children and adolescents and their correlates. Eur J Clin Nutr, 59(2)(2005) , 177-84.
8. Harry T.L., Hildegarde H. (2013) Sensory Evaluation of food. Spinger Science and Business Media, New York, pp.325 2013
9. Arnaud Laillou, Frank Wieringa, Thuy Nga Tran, Pham Thuy Van, Bach Mai Le, Sonia Fortin, Thi Hop Le, Regina Moench Pfanner, and Jacques Berger (2013). Hypovitaminosis D and Mild Hypocalcaemia Are Highly Prevalent among Young Vietnamese Children and Women and Related to Low Dietary Intake. PLoS One. 8(5):e63979.
10. Hà Duyên Tư (2006). Kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm. Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, 2006.