TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Hồ Thu Thủy1,, Nguyễn Thị Hương Lan2, Hoàng Thị Thảo Nghiên3, Nguyễn Thị Thanh Tâm1, Trần Văn Nhường4
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai 24 và 36 tuần đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, phỏng vấn 339 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


Kết quả: Tuổi trung bình của các thai phụ là 28,8 ± 4,8 tuổi, trong đó độ tuổi từ 25-35 tuổi chiếm khoảng 65,0% (n=220). Trước khi mang thai, tỷ lệ thừa cân (BMI ≥ 23 kg/m2) là 1,8% (n=6), tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2) là 11,8% (n=40). Tỷ lệ thai phụ đến khám mang thai ở lần thứ hai cao hơn những thai phụ mang thai ở lần thứ nhất, lần lượt là 50,4% (n=171) và 47,8% (n=162). Tỷ lệ thai phụ thiếu năng lượng trường diễn trước mang thai tăng cân nặng đạt chuẩn là 22,5% (n= 9), số thai phụ có BMI bình thường tăng cân đạt chuẩn là 27,6% (n=16).


Kết luận:Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ trước khi có thai là 11,80%. Mức tăng cân trung bình của thai phụ là 11,5 ± 3,3 kg. Vì vậy,chúng tôi khuyến nghị cần coi tình trạng thiếu dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và tiếp tục thực hiện các biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu hướng dẫn quốc gia ‘Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai - Bà mẹ cho con bú. http://suckhoesinhsan.medinet.gov.vn/huong-dan/tai-lieu-huong-dan-quoc-gia-dinh-duong-cho-phu-nu-co-thai-ba-me-cho-con-bu-cmobile13421-4130.aspx (accessed May 27, 2022).
2. Negash C, Whiting SJ, Henry CJ, Belachew T, Hailemariam TG. Association between Maternal and Child Nutritional Status in Hula, Rural Southern Ethiopia: A Cross Sectional Study. PLoS One. 2015;10(11):e0142301. doi: 10.1371/journal.pone.0142301.
3. Viện Dinh dưỡng. Hội nghị công bổ kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 và chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020. Bộ Y tế, 2012.
4. Viện Dinh dưỡng. Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000. NxbY học, Hà Nội, 2003:45–60.
5. Hà Huy Khôi, Từ Giấy. Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nxb Y học, Hà Nội, 2003:201.
6. Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thị Mỹ Loan . Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn với thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ năm 2017. Tạp chí Y học Dự phòng. 2020;30(5):65-72.
7. Bộ môn Thống kê Y học-Trường Đại Học Y Hà Nội. Giáo trình nghiên cứu khoa học trong y học. Nxb Y học, Hà Nội, 2014:100–124.
8. Đỗ Thị Thanh Vân. Khẩu phần thực tế và tình trạng vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai giai đoạn 37-39 tuần tại một số xã huyện Hoài Đức, Hà Nội, năm 2015. Luận văn thạc sỹ y khoac, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, 2015.
9. Đặng Thị Ngoãn. Tình trạng dinh dưỡng, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam, năm 2013,. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y học dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội, 2013..
10. Phạm Văn Khang. Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành chăm sóc phụ nữ mang thai tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội, 2011.
11. Nguyễn Thị Thanh Tâm. Thực trạng dinh dưỡng khẩu phần thực tế và một số yếu tố liên quan của phu nữ mang thai tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014. Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
12. Lê Hương Ly. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của phụ nữ có thai tại một bệnh viện ở Hà Nội năm 2009. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội 2010.
13. Đỗ Đình Trung, Lê Văn Huỳnh, and Tô Mai Xuân Hồng. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang đo của trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đối với thai phụ đến sinh tại bệnh viện Đa khoa khu vực phía nam Bình Thuận. Tạp chí học Việt Nam. 2021; 504(7):25-29.