CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA TRẺ 36-59 THÁNG TUỔI TẠI HAI TRƯỜNG MẦM NON, HÀ NỘI NĂM 2015

Nguyễn Thị Thu Liễu1,, Trịnh Bảo Ngọc1, Hồ Thị Hoa1, Đỗ Nam Khánh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thừa cân béo phì ở trẻ em đang ngày càng gia tăng ở các thành phố trên cả nước, tuy nhiên số liệu nghiên cứu về tình trạng thừa cân béo phì trẻ em còn rất hạn chế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) của 120 trẻ em thuộc 2 trường mẫu giáo 20/10 - quận Hoàn Kiếm và Trường mầm non Khu đô thị Sài Đồng - quận Long Biên Hà Nội năm 2015. Kết quả: Tỷ lệ béo phì của trẻ là 3,8% và 11,4% trẻ bị thừa cân. Trẻ hoạt động ít hơn 2h/ 1 ngày có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn 3,2 lần so với trẻ hoạt động từ 2h/1 ngày trở lên. Trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng nhiều hơn 1h/ ngày có nguy cơ TCBP cao hơn 5,9 lần so với trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng dưới 1h/ngày. Trẻ có cân nặng lúc sinh cao hơn 3,6 kg hoặc thấp hơn 2,5 kg có nguy cơ TCBP cao hơn 3,8 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh từ 2,5-3,6kg. Trẻ có bố hoặc mẹ bị TCBP có nguy cơ bị TCBP cao hơn 3,8 lần so với trẻ không có bố hoặc mẹ bị TCBP. Do đó, gia đình và nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục dinh dưỡng và rèn luyện thể chất, hạn chế các yếu tố nguy cơ cao gây nên TCBP ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2014). 10 facts on obesity. WHO.
2. Trần Thị Phúc Nguyệt (2004). Tình trạng thừa cân- béo phì ở trẻ 4-6 tuổi tại quận Ba Đình – Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y Học. 29 (3), tr. 26-29
3. Phùng Đức Nhật (2014). Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trịnh Thị Thanh Thủy (2011). Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại quận Đống Đa. Tạp chí Y học thực hành. 774.129 - 133.Viện dinh dưỡng (2011).
5. Cao Thị Yến Thanh và Nguyễn Công Khẩn (2006). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh tiểu học nội thành thành phố Buôn Ma Thuật, năm 2004. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 1 (3 + 4). 49 - 53.
6. Mendoza JA, Zimmerman FJ and Christakis DA (2007). Television viewing, computer use, obesity, and adiposity in US preschool children. International journal of behavioral nutrition and physical activity. 4. 44 - 54.