HIỆU QUẢ BỔ SUNG SỮA GIÀU NĂNG LƯỢNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU CỦA TRẺ THẤP CÒI VÀ NGUY CƠ THẤP CÒI 1-3 TUỔI TẠI TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC NĂM 2014

Trịnh Bảo Ngọc1,, Nguyễn Thị Thu Liễu1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bổ sung sữa giàu năng lượng đến sự thay đổi một số chỉ số hóa sinh máu của trẻ thấp còi và nguy cơ thấp còi 1-3 tuổi tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng, so sánh trước sau trên 130 trẻ ở 2 xã Đại Đình và Bồ Lý. Trẻ ở nhóm can thiệp (xã Đại Đình) được bổ sung sản phẩm sữa Growmax+ ngày 2 lần, mỗi lần 200 ml x 5 ngày/tuần x 5 tháng. Trẻ ở nhóm chứng (xã Bồ Lý) không được bổ sung. Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số hóa sinh máu: Nồng độ hemoglobin máu, nồng độ kẽm huyết thanh, nồng độ IgA huyết thanh. Kết quả: Sau can thiệp 5 tháng, việc bổ sung sữa làm tăng có ý nghĩa nồng độ hemoglobin và kẽm huyết thanh ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm can thiệp giảm được 15,5% và thiếu kẽm giảm 27,6% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05). Hiệu quả can thiệp đến giảm tỷ lệ thiếu máu và thiếu kẽm lần lượt là 63,7% và 20,7%. Nồng độ IgA huyết thanh ở nhóm can thiệp (106,9±35,2 mg/dL) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (91,2±31,7 mg/dL) sau can thiệp. Sự giảm về tỷ lệ IgA huyết thanh thấp ở nhóm can thiệp (24,1%) cũng tốt hơn nhóm chứng (6,4%) (p<0,01). Kết luận: Việc sử dụng sữa giàu năng lượng cải thiện được các chỉ số hemoglobulin máu, kẽm huyết thanh và IgA huyết thanh cho trẻ em có nguy cơ SDD thấp còi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Thị Thu Hương (2004). Đánh giá hiệu quả của bột giàu năng lượng và vi chất trong việc phòng chống thiếu dinh dưỡng trên trẻ 5-8 tháng tuổi thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ TW.
2. Nguyen Van Nhien et al (2008). Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr, 17 (1), 48-55.
3. Trương Tuyết Mai (2013). Hiệu quả của sử dụng sữa GrowPlus lên tình trạng dinh dưỡng, miễn dịch, phát triển tâm vận động của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại Bắc Giang. Viện Dinh dưỡng, Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở.
4. Cao Thị Thu Hương (2015). Hiệu quả của Pedia Grow lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và phát triển tâm vận động của trẻ 18-60 tháng tuổi tại một số xã thuộc huyện Nam Trực, Nam Định. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở
5. Trần Thị Lụa, Lê Thị Hợp, Hà Huy Tuệ, Đỗ Thị Phương Hà (2011). Hiệu quả của bổ sung sữa giàu năng lượng PediaPlus đến tình tạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em 36-72 tháng tuổi vùng nông thôn. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, 7 (2), 11-12.
6. Hassard TH (1991). Understanding biostatistics.
7. Berger J Hop Le T (2005). Multiple micronutrient supplementation improves anemia, micronutrient status, and growth of Vietnamese infants: double-blind, randomized, placebo-controlled trial. J Nutri. Mar; 135(3):660S-665S, 135 (3), 660S-665S.
8. WHO (1972). Nutritional Anemia, Geneva.
9. IZNCG (2004). Assessment of the risk of Zinc deficiency in population and options for its control. Food Nutr Bull, 25 (suppl 2), 99-203.
10. Nguyễn Thanh Hà (2010). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ SDD thấp còi 6-36 tháng tuổi tại Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng.
11. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi, Từ Giấy và cộng sự (2003). Hiệu quả của bổ sung đa vi chất đối với cải thiện thiếu máu thiếu sắt và một số vi chất khác (vitamin A, kẽm) ở trẻ em 6-12 tháng tuổi ở huyện Sóc Sơn-Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 9, 45-53.