ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHONG TÀN TẬT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÁI BÌNH NĂM 2020

Phạm Văn Hùng1,, Trương Hồng Sơn2, Ninh Thị Nhung3, Phạm Thị Kiều Chinh3
1 Bệnh viện Da liễu Thái Bình
2 Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình năm 2020 trên 112 bệnh nhân tuổi từ 58 đến dưới 90 tuổi, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của bệnh nhân phong qua nhân trắc dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh, huyết học. Kết quả cho thấy có 93,8% người mắc bệnh trên 20 năm, 6,2% người mắc bệnh từ 10 đến 20 năm. Gần 50% đối tượng có THA trong đó THA độ 1 là 23,2%, độ 2 là 19,6% và độ 3 là 3,6%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) chiếm 43,8; tăng cholesterol là 33,9%, tăng triglycerid là 41,1%; tỷ lệ thiếu máu là 17%, tỷ lệ protein toàn phần thấp là 21,4% và tỷ lệ albumin thấp 30,4%. Tình trạng khuyết tật ở bệnh nhân phong làm cho tỷ lệ thiếu dinh dưỡng có xu hướng gia tăng hơn so với các nhóm bệnh tật khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2018). Guidelines for the Diagnosis, Treatment and Prevention of Leprosy. WHO 2018.
2. Leprosymission, About leprosy, accessed accessed on 07 June 2020, from https://www.leprosymission.org.uk/ about/about-leprosy/, 2020.
3. Nguyễn Thị Xuyên (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da liễu. NXB Y học 2015.
4. Srinivas G., Muthuvel. T, Lal V (2019). Risk of disability among adult leprosy cases and determinants of de lay in diagnosis in five states of India: A case-control study. PLoS Negl Trop Dis, vol.13, no.6, 2019.
5. Ninh Thị Nhung, Phạm Thị Dung (2017). Dinh dưỡng điều trị. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2017.
6. Viện Dinh dưỡng (2018). Dinh dưỡng tiết chế đại cương. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2018.
7. Bùi Huy Thiện (2013). Thực trạng dinh dưỡng và hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân phong tại hai bệnh viện điều trị phong phía Bắc năm 2013. Đại học Y Thái Bình, Thái Bình, 2013.
8. Lobo Carol, Aithal, Vijay, and Raj, Rebecca Kirien (2019). Nutritional Assessment in Patients with Lepro sy. Indian journal of leprosy, vol.91, no.4, pp. 315-323, 2019.
9. Mohammad Zen (2017). The Difference of Albumin, Tryptophan Amino Acid and IL-17 in Several Stages of Leprosy. Atlantis Press, vol.5, no.6, pp. 29-31, 2017