HIỆU QUẢ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID Ở BỆNH NHÂN TĂNG MEM GAN, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu trên một trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid (RLCHL) ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó các thành phần lipid máu tăng cao, đặc biệt triglycerid tăng rất cao nguy cơ gây viêm tụy cấp cho bệnh nhân. Do men gan của bệnh nhân đang tăng cao nên bệnh nhân có nguy cơ tăng tổn thương tế bào gan khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Chính vì vậy, trong trường hợp này chế độ dinh dưỡng là biện pháp điều trị RLCHL được lựa chọn. Chế độ dinh dưỡng điều trị được cá nhân hóa, dựa trên thói quen ăn uống, tình trạng bệnh lý và phác đồ điều trị của người bệnh. Nguyên tắc chính là hạn chế tinh bột và không được sử dụng bia rượu. Năng lượng nên giảm từ từ theo từng giai đoạn phù hợp để bệnh nhân có thể thích nghi. Kết quả điều trị cho thấy bệnh nhân dần kiểm soát được lipid máu, đã giảm triglycerid nhưng chưa trở về giới hạn bình thường; men gan trở về bình thường; glucose máu được kiểm soát tốt và bệnh nhân giảm 5 kg khi ra viện. Bệnh nhân tiếp tục được tư vấn thực hiện chế độ dinh dưỡng điều trị khi ra viện cũng như các lần tái khám. Sau 8 tháng thực hiện chế độ dinh dưỡng điều trị: các thành phần lipid máu, men gan đã về giới hạn bình thường và glucose máu được kiểm soát tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn chuyển hóa lipid, triglyceride, dinh dưỡng điều trị, đái tháo đường, tăng men gan
Tài liệu tham khảo
2. American Diabetes Association (2014). "Clinical Practice Recommendations", Diabetes Care, 35 Suppl 1.
3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học.
4. Tạ Văn Bình (2006). Bệnh đái tháo đường– tăng glucose máu, Nxb Y học, tr.11-69.
5. Hans H. (2010). “Obesity and Diabetes”, Textbook of Diabetes, 4th edition, Blackwell, pp.227-244.
6. Susan G. Dudek (1997). Nutrition Handbook for Nursing Practice, 3th edition, Lippincott, the USA.