THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI CỦA TRẺ 6-24 THÁNG TUỔI TẠI XÃ Ô LÂM, HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG NĂM 2016
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích trên 313 trẻ 6-23 tháng tuổi người Khơmer và bà mẹ được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2016 tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng dinh dưỡng của trẻ 6-23 tháng và các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi. Kết quả cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em khá cao đặc biệt là SDD thấp còi (27,2%), SDD thể nhẹ cân (CN/T) là 21,1% và gầy còm (CN/CC) là 13,7%. Trong đó SDD thể nhẹ cân (28,6%) và thấp còi (34,7%) cao nhất ở nhóm tuổi từ 18 đến 23 tháng và SDD thể gầy còm cao nhất ở nhóm tuổi từ 12 đến 17 tháng (19,6%). Các yếu tố liên quan đến SDD thể thấp còi ở trẻ Khơmer trong nghiên cứu này bao gồm: nhóm tuổi, giới, cân nặng sơ sinh, kinh tế hộ gia đình, gia đình không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, thấp còi, chăm sóc dinh dưỡng, Khmer, An Giang
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng) (2014), Báo cáo kết quả giai đoạn 2011-2015 và đề xuất kế hoạch 2016-2020 "Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em"
4. Lê Cảnh Dũng và các cộng sự. (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em vùng sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (20a), tr. 28-38.
5. Viện dinh dưỡng và UNICEF (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009-2010, NXB Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Châu (2009). Môi trường vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ thực trạng và thách thức, truy cập ngày 15-10-2015, tại trang web http://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=9267.
7. Trần Thành Đô và các cộng sự. (2014), Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ em dưới 2 tuổ ở vùng Núi phía Bắc và Tây Nguyên, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 10(3).
8. Bộ Y tế (Viện dinh dưỡng) (2016). Kết quả điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2015.
9. Lê Thị Hương (2012). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Tạp chí Y học dự phòng, 14(155), tr. 78-83.
10. Bùi Xuân Minh (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Raglai tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2013, Tạp chí Y tế công cộng (37).
11. Phạm Thị Tâm (2010). Khảo sát tình hình trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2009, Tạp chí Y học thực hành, 723(6), tr. 119-123.
12. Trần Xuân Huyền (2013). Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2013, Thạc sỹ Y tế công cộng, ĐH Y dược Cần Thơ