TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 18-49 TUỔI TẠI 3 HUYỆN VÙNG VEN BIỂN, TỈNH NAM ĐỊNH

Phạm Đức Hồng1,, Lê Thanh Tùng2, Lê Thế Trung2, Phạm Thị Dung3, Phan Hướng Dương4
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
2 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
4 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 18-49 tuổi tại 3 huyện vùng ven biển tỉnh Nam Định.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 473 phụ nữ từ 18-49 tuổi. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể BMI, tỷ lệ mỡ cơ thể và tỷ số vòng eo/vòng mông.


Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) và thừa cân-béo phì và tỷ lệ mỡ cơ thể cao trên toàn mẫu lần lượt là 10,4%, 11,% và 49,7 %. Tuổi càng tăng thì tỷ lệ thừa cân-béo phì càng tăng và tỷ lệ CED càng giảm. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng béo bụng gồm tuổi, số con, tình trạng tăng huyết áp (p<0,05). Tuổi, tôn giáo, tình trạng huyết áp có liên quan đối với tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể cao (p<0,05).


Kết luận: Phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 18-49 tuổi tại 3 huyện vùng ven biển tỉnh Nam Định có tỷ lệ CED và thừa cân-béo phì tương đương nhau nhưng khác nhau theo nhóm tuổi. Một số yếu tố liên quan đến CED là nhóm tuổi và địa bàn nghiên cứu. Tuổi, địa bàn nơi sống, số con, tình trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu có liên quan đối với tình trạng béo bụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dekker LH, et al. Stunting associated with poor socioeconomic and maternal nutrition status and respiratory morbidity in Colombian schoolchildren. Food and nutrition bulletin. 2010;31(2):242-250.
2. Chu Quỳnh Mai. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và tập tính dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ dân tộc Dao và Tày tại huyện Na Hang, Tuyên Quang năm 2016. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, 2017.
3. Hoàng Thị Thơm. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 4 xã, tỉnh Nam Định năm 2015, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, 2017.
4. Trần Việt Nga, Lê Danh Tuyên, Phạm Vân Thúy và cộng sự. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Vũ Thư, Thái Bình năm 2015, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2021;17(6):8-15.
5. Trần Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ và Nguyễn Thị Kiều Anh. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân-béo phì ở người trưởng thành tại thành phố Hà Nội, năm 2016. Tạp chí Y học Dự phòng. 2017;27(6):207-215.
6. Nguyễn Thúy Anh và các cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm thành phần cơ thể của phụ nữ 15-35 tuổi tại huyện mường la, tỉnh Sơn La năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508(1):94-98.
7. Dương Đông Nhật và các cộng sự. Thừa cân - béo phì và cấu trúc cơ thể của nữ viên chức trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đánh giá bằng phương pháp phân tích kháng trở điện sinh học năm 2020. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022;18(1):38-43.
8. Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Bài giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm. Nxb Y học, Hà Nội 2017.