VAI TRÒ CỦA NITRIC OXIDE TRONG DINH DƯỠNG TIM MẠCH

Nguyễn Văn Tuấn1,, Nguyễn Khánh Hồng2
1 Bệnh viện Quân Y 103
2 Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nitric Oxide (NO) được sản xuất ở tế bào nội mạc mạch máu, vai trò như chất trung gian nội tiết, có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch thông qua cơ chế giãn mạch tại chỗ, tân tạo mạch, ức chế phát triển cơ trơn và tăng sinh tế bào nội mô.


Thiếu hụt NO gây rối loạn chức năng nội mô mạch máu, giãn mạch qua trung gian NO bị tổn hại, tăng hoạt hóa và kết dính tiểu cầu cùng với bạch cầu; cũng như sự hoạt hóa của các cytokine làm tăng tính thấm thành mạch đối với các lipoprotein bị oxy hóa và các chất trung gian gây viêm. OxLDLs làm suy yếu sự cân bằng giữa cấu thành eNOS và yếu tố gây viêm iNOS trong tế bào nội mô (EC). Hậu quả dẫn đến ức chế các cơ chế bảo vệ, chẳng hạn như chức năng eNOS và quá trình tự bảo vệ, cuối cùng dẫn đến quá trình chết theo chương trình của tế bào nội mô và sau đó là rối loạn chức năng nội mô. Hậu quả cuối cùng làm tổn thương cấu trúc cơ trơn của thành động mạch, tăng sinh tế bào và hình thành mảng xơ vữa động mạch.


Bổ sung Acid folic có tác dụng chống oxy hóa, tăng tổng hợp NO nội sinh thông qua chuyển hóa với BH4, nên có tác dụng bảo vệ nội mạc động mạch. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh bổ sung acid folic giúp giảm nhẹ huyết áp, dự phòng đột quỵ não và giảm biến cố tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stanhewicz AE, Kenney WL. Role of folic acid in nitric oxide bioavailability and vascular endothelial function. Nutr Rev. 2017;75(1):61–70.
2. Marc P. McRae. High-dose folic acid supplementation effects on endothelial function and blood pressure in hypertensive patients: a meta-analysis of randomized controlled clinical trials. J Chiropr Med. 2009;8(1):15–24.
3. Zhang Y, Janssens SP, Wingler K, Schmidt HH, Moens AL. Modulating endothelial nitric oxide synthase: a new cardiovascular therapeutic strategy. Am J Physiol Heart Circ Physiol. 2011;301(3):H634-646.
4. Verhaar MC, Stroes E and Rabelink TJ. Folates and Cardiovascular Disease. Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology. 2002;22:6–13
5. Tran N, Garcia T, Aniqa M, Ali S, Ally A, Nauli SM. Endothelial Nitric Oxide Synthase (eNOS) and the Cardiovascular System: in Physiology and in Disease States. Am J Biomed Sci Res. 2022;15(2):153-177.
6. Frank W Sellke, Amir Lerman, Jay Widmer Crea and Filippo Crea. Coronary artery endothelial dysfunction: Basic concepts. This topic last updated: Aug 15, 2022. https://www.uptodate.com/contents/coronary-artery-endothelial-dysfunction-basic-concepts.
7. Cyr AR, Huckaby LV, Shiva SS, Zuckerbraun BS. Nitric Oxide and Endothelial Dysfunction. Crit Care Clin. 2020;36(2):307-321.
8. Micaela Gliozzi, Miriam Scicchitano, Francesca Bosco, Vincenzo Musolino, Cristina Carresi, and Vincenzo Mollace. Modulation of Nitric Oxide Synthases by Oxidized LDLs: Role in Vascular Inflammation and Atherosclerosis Development. J Mol Sci. 2019;20(13):3294. doi: 10.3390/ijms20133294.
9. Yuxin Luo, Yanbin Zhu, Wangdui Basang, Xin Wang, and Xu Zhou. Roles of Nitric Oxide in the Regulation of Reproduction: A Review. Front Endocrinol (Lausanne). 2021; 12: 752410.
10. Taylor SY, Dixon HM, Yoganayagam S, Price N, Lang D. Folic acid modulates eNOS activity via effects on posttranslational modifications and protein-protein interactions. Eur J Pharmacol. 2013;714(1-3):193-201.
11. Stroes ES, van Faassen EE, Yo M, Martasek P, Boer P, Govers R, Rabelink TJ. Folic acid reverts dysfunction of endothelial nitric oxide synthase. Circ Res. 2000;86(11):1129-1134.
12. Taira J, Ogi T. Nitric Oxide Modulation by Folic Acid Fortification. Antioxidants (Basel). 2020;9(5):393. doi: 10.3390/antiox9050393.