TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN THỰC TẾ CỦA NGƯỜI BỆNH TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

Nguyễn Thị Thu Liễu1,
1 Bộ môn DD & An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và mô tả khẩu phần thực tế của người bệnh tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 100 người bệnh tiền sản giật. Người bệnh được cân đo cân nặng, xét nghiệm chỉ số hóa sinh máu và điều tra khẩu phần bằng phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua. Kết quả: 47% phụ nữ tăng cân phù hợp theo khuyến nghị; 40% người bệnh bị thiếu máu.


Phần lớn, khẩu phần của đối tượng nghiên cứu không đạt nhu cầu khuyến nghị về các chất sinh năng lượng, các loại vitamin cũng như một số chất khoáng. Cụ thể: 72% người bệnh không đạt nhu cầu khuyền nghị về năng lượng. Tỷ lệ người bệnh có khẩu phần không đạt NCKN về vitamin E, vitamin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin K, canxi, Fe, tỷ số Ca/P chiếm tỷ lệ lần lượt là 82%, 77%, 67%, 65%, 55%, 35%, 62%. Kết luận: Hơn một nửa số người bệnh (53%) tiền sản giật không tăng cân theo khuyến nghị. Khẩu phần ăn thực tế của người bệnh tiền sản giật hầu hết không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pre-Eclampsia - an overview | Science- Direct Topics. Accessed November 15, 2020. https://www.sciencedirect.com/ topics/medicine-and-dentistry/pre-eclampsia
2. Schoenaker DA, Soedamah-Muthu SS, Mishra GD (2014). The association between dietary factors and gestation- al hypertension and pre-eclampsia: a systematic review and meta-analysis of observational studies. BMC Med, 12(1), 157.
3. Alane Cabral Menezes de Oliveiraa, Ar- ianne Albuquerque Santosb, Alexandra Rodrigues Bezerra, et al (2016). Intake of antioxidant nutrients and coefficients of variation in pregnant women with pre- eclampsia. Cardiologia, Vol. 35, Issue 9, 469-476.
4. L. Anne Gilmore and Leanne M. Redman (2014). Weight gain in pregnancy and application of the 2009 IOM guide- lines: toward a uniform approach. Obesity (Silver Spring, Md.) 23(3), 507–511.
5. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Ngày 8/3/2017, Bộ Y tế, trang 36.
6. Samur G, Ozpak Akkus O, Ede G, et al (2016). Nutritional status among women with preeclampsia and healthy pregnant women. Prog Nutr, 18, 360-368.
7. Văn Quang Tân (2015). Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trước – trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương. Luận án Tiến sỹ y tế công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng.
8. Goldstein RF, Abell SK, Ranasinha S, et al (2017). Association of Ges- tational Weight Gain with Maternal and Infant Outcomes: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA, 317(21), 2207-2225.
9. Casey GJ, Phuc TQ, MacGregor L, et al (2009). A free weekly iron-folic acid supplementation and regular deworm- ing program is associated with improved hemoglobin and iron status indicators in Vietnamese women. BMC Public Health, 9(1), 261.
10. De-Regil LM, Palacios C, Lombardo LK, Peña-Rosas JP (2016). Vitamin D supplementation for women during pregnancy. Cochrane Database Syst Rev, (1): CD008873.