THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI NĂM 2017 VÀ 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn sức khỏe tâm thần ở trẻ.
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng thừa cân béo phì và khẩu phần ăn học đường của học sinh một
trường tiểu học tại Hà Nội năm 2017 và 2018. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên học sinh từ 6-11 tuổi vào tháng 03/2017 và tháng 04/2018. Kết quả: Tỷ lệ trẻ bị thừa
cân năm 2017 là 21,91%, béo phì là 19,79%; năm 2018, tỷ lệ lần lượt là 23,82% và 20,84%. Tỷ
lệ thừa cân béo phì của khối lớp 1 năm 2018 là 28,85%, 49,37% ở khối 3 và 55,95% ở khối 5. Về
bữa ăn học đường, có 1 số thực đơn cung cấp quá nhiều năng lượng. Hầu hết các thực đơn cung
cấp hàm lượng canxi thấp và lượng rau xanh thiếu so với nhu cầu khuyến nghị. Trẻ thừa cân béo
phì còn ăn nhiều bữa phụ, thức ăn chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, đồ chiên, xào, rán, nướng, quay,
thịt mỡ và ăn ít rau xanh. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ đang ở mức cao và có xu
hướng gia tăng. Bữa ăn học đường cần được điều chỉnh và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân béo
phì cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thừa cân-béo phì, khẩu phần ăn, học sinh tiểu học, Hà Nội