HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG BÁNH TĂNG CƯỜNG ĐA VI CHẤT ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6-9 TUỔI Ở 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Văn Khoa1,, Lê Bạch Mai2, Phạm Thị Tâm1, Nguyễn Hữu Chính2, Nguyễn Mai Hương3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Viện Dinh dưỡng
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bổ sung bánh tăng cường đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng
(TTDD) của trẻ 6 – 9 tuổi ở 2 trường tiểu học tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Phương
pháp:
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi và đánh giá trước – sau can
thiệp trên 557 trẻ 6 – 9 tuổi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ năm 2012 – 2013. Trẻ em tham
gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm và được cho ăn 2 loại bánh khác nhau (chỉ có 1 loại được
tăng cường đa vi chất (ĐVC) gồm: Vitamin A, Vitamin D, Kẽm, Iốt và Canxi) trong 6 tháng. Trong
đó, nhóm I: 185 trẻ được ăn bánh tăng cường ĐVC, nhóm II: 185 trẻ ăn bánh không được tăng
cường vi chất, nhóm III: 187 trẻ không ăn bánh. Tất cả người nghiên cứu và tham gia nghiên cứu
không biết loại bánh nào được tăng cường ĐVC cho đến khi phân tích xong số liệu. Tất cả trẻ
được cân đo cân nặng, chiều cao và đánh giá TTDD trước và sau can thiệp. Đánh giá TTDD của
trẻ theo phân loại của WHO 2006 – Z- Score cho trẻ 5 – 10 tuổi. Nhập và xử lý dữ liệu bằng EpiData 3.1, Anthro Plus của WHO 2005 và Stata 14 (StataCorp - Texas 77845 USA).
Kết quả: Sau
6 tháng can thiệp, cân nặng trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I (ăn bánh được tăng
cường đa vi chất) so với nhóm III (không ăn bánh) và giữa nhóm II (ăn bánh không tăng cường
vi chất) với nhóm III (p<0,05). Chiều cao trung bình tăng có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I, II so
với nhóm III và cả nhóm I so với nhóm II (p<0,05). Z-Score CN/T trung bình giảm xuống có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm I và nhóm II so với nhóm III (p<0,05). Z-score CC/T trung bình giảm
nhiều hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm I so với nhóm II và nhóm III (p<0,05). Tỷ lệ SDD thể
nhẹ cân, thấp còi và gầy ở nhóm được tăng cường đa vi chất (nhóm I) đều được cải thiện tốt hơn
so với nhóm chứng (nhóm II và nhóm III).
Kết luận: Can thiệp bằng bánh tăng cường đa vi chất
(Vitamin A, Vitamin D, Kẽm, Iốt và Canxi) là giải pháp có hiệu quả đối với cải thiện TTDD ở học
sinh 2 trường tiểu học huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Chi tiết bài viết