MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SDD Ở TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ 25 ĐẾN 60 THÁNG TUỔI TẠI HAI XÃ VÙNG CAO HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI NĂM 2019

Phạm Hoàng Thái Quang1,, Ninh Thị Nhung2, Phan Hướng Dương3, Phạm Thị Kiều Chinh2
1 Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
3 Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang nhằm xác định một số yếu tố liên
quan đến SDD (SDD) ở trẻ em dân tộc thiểu số từ 25 đến 60 tháng tuổi tại hai xã vùng cao
huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai năm 2019.
Kết quả: Trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 g thì tỷ
lệ SDD là 66,7% cao gấp 2,8 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh trên 2500 g. Trẻ em dân tộc
H’Mông tỷ lệ SDD là 49% cao gấp 1,5 lần so với trẻ em dân tộc Dao, dân tộc Tày. Những
gia đình thuộc hộ nghèo, thiếu ăn thì tỷ lệ trẻ SDD là 59,1% và 67,6% cao gấp từ 2 đến 2,9
so với những hộ không nghèo và đủ gạo ăn. Những gia đình đông con (từ 3 con trở lên ) và
đẻ dầy thì tỷ lệ SDD ở con cũng cao gấp từ 1,5 đến 2 lần so với những gia đình ít con và đẻ
thưa (trên 3 năm). Những bà mẹ không tăng đủ cân trong thời kỳ mang thai và không được
bồi dưỡng khi mang thai cũng như lao động nặng khi mang thai thì tỷ lệ trẻ SDD cũng cao
hơn. Những trẻ mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp trên hoặc dưới trong 2 tuần qua
thì tỷ lệ SDD cũng cao hơn những trẻ không ốm, không mắc những bệnh trên.

Chi tiết bài viết