NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP ĐƯỜNG TREHALOSE CAO PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ NỐT SẦN CỦA RỄ CÂY LẠC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Với mục đích tìm kiếm nguồn vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp trehalose phục vụ hướng
sản xuất đường trehalose bằng phương pháp sinh học, các chủng vi khuẩn từ nốt sần của rễ
cây lạc tại Việt Nam được nghiên cứu phân lập và tuyển chọn. Các chủng vi khuẩn được phân
lập trên môi trường YEMA có bổ sung Congo red, sau đó được đánh giá khả năng sinh tổng
hợp trehalose bằng Kit trehalose K-TREH 07/17 (Megazyme). Nghiên cứu đã phân lập được
30 chủng vi khuẩn từ nốt sần của rễ cây lạc. Kết quả tuyển chọn cho thấy 8/30 chủng vi khuẩn
có khả năng sinh tổng hợp đường trehalose, trong đó chủng vi khuẩn L4.2 cho hàm lượng cao
nhất, đạt 5,474 mg/100ml dịch lên men. Khảo sát đặc điểm sinh lý sinh hóa của chủng vi khuẩn
L4.2 cho thấy: khuẩn lạc tròn, màu trắng đục, kích thước 2-4 mm; tế bào vi khuẩn có dạng hình
que, vi khuẩn Gram dương, hiếu khí. Tiến hành định danh chủng vi khuẩn L4.2 bằng phương
pháp giải trình tự gen 16S rRNA và so sánh tương đồng cơ sở dữ liệu gene NCBI cho thấy, L4.2
được xác định là chủng Mycolicibacterium neoaurum với độ tương đồng 99,72 %. Mã số GenBank là MT379556.1. Chủng L4.2 có thể đặt tên đầy đủ là Mycolicibacterium neoaurum FIRI
L4.2. Việc phát hiện chủng Mycolicibacterium neoaurum FIRI L4.2 có khả năng sinh tổng hợp
trehalose trong số các chủng vi khuẩn được phân lập từ nốt sần của rễ cây lạc tại Việt Nam góp
phần đa dạng thêm nguồn vi sinh vật có thể ứng dụng vào hướng nghiên cứu sản xuất đường
trehalose bằng phương pháp sinh học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Định danh, Mycolicibacterium neoaurum, nốt sần rễ cây lạc, phân lập, tuyển chọn, trehalose