Tôn chỉ, mục đích của tạp chí:

  • Thông tin, tuyên truyền và phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm;
  • Phổ biến những thành tựu khoa học, công trình nghiên cứu, kiến thức khoa học trong nước và quốc tế về dinh dưỡng, thực phẩm và các lĩnh vực có liên quan.
  • Đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm, về vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo cho các bộ chuyên ngành trong toàn quốc, nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ thuật mới áp dụng ở cộng đồng và phòng thí nghiệm;
  • Là diễn đàn trao đổi học thuật và thông tin về khoa học dinh dưỡng, khoa học thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan của tất cả cá nhân và tổ chức đang đào tạo, nghiên cứu, hoạt động nghề nghiệp, cung cấp và tìm kiếm dịch vụ về các nội dung trên;
  • Là diễn đàn trao đổi về hoạt động triển khai và kinh nghiệm của ngành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng 2021–2030, tầm nhìn đến 2045;
  • Góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín để nâng cao vị thế của Hội Dinh dưỡng Việt Nam trong hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Phản ánh các hoạt động của ngành dinh dưỡng và thực phẩm của Việt Nam và khu vực.

Đối tượng phục vụ:

  • Giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các chuyên ngành có liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm;
  • Các nhà khoa học, đào tạo làm trong lĩnh vực có liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp...;
  • Những người làm việc trong ngành y tế và các bộ ngành làm công tác có liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm;
  • Cán bộ quản lý và bạn đọc có quan tâm.

Nội dung xuất bản của tạp chí:

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm xuất bản các bài báo gồm các công trình nghiên cứu gốc, báo cáo trường hợp, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bình luận, giới thiệu sách và thông tin khoa học công nghệ về khoa học dinh dưỡng, thực phẩm và các lĩnh vực khác có liên quan, cụ thể gồm:

  • Các phương pháp kỹ thuật sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, bảo quản sản phẩm và liên quan đến chất lượng, số lượng và thành phần các chất dinh dưỡng;
  • Công nghệ thực phẩm và thành phần các chất dinh dưỡng;
  • Thiết kế công thức và sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng cho các đối tượng đích;
  • Thành phần hóa học các chất dinh dưỡng trong thực phẩm;
  • Nghiên cứu về khẩu phần của cá thể, của cộng đồng và ứng dụng;
  • Nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam.
  • Tình trạng dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, thiếu vi chất dinh dưỡng) của tất cả các đối tượng và mối liên quan đến sức khỏe, tăng trưởng, phát triển và chất lượng cuộc sống;
  • Mối liên quan giữa dinh dưỡng và các rối loạn và bệnh tật (ví dụ: đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, ung thư);
  • Nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện;
  • Thiết kế thực đơn và đánh giá hiệu quả áp dụng thực đơn;
  • Dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện, bao gồm cả nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và tiêu hóa;
  • Các báo cáo trường hợp điều trị dinh dưỡng và kinh nghiệm;
  • Chăm sóc dinh dưỡng phòng bệnh cho người nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính (như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp...;
  • Chăm sóc dinh dưỡng điều trị cá thể cho người bị bệnh mạn tính tại cộng đồng
  • Tương tác giữa dinh dưỡng và hoạt động thể lực;
  • Các sản phẩm lên men và vai trò trong dinh dưỡng và phòng bệnh;
  • Đánh giá hiệu quả bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau;
  • Dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời từ bào thai đến tuổi già);
  • Dinh dưỡng duy trì và nâng cao sức khỏe ở các đối tượng và lứa tuổi (bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, tiền mãn kinh, mãn kinh, người cao tuổi,…);
  • An ninh lương thực, giám sát dinh dưỡng;
  • Dinh dưỡng học đường và đặc trưng dinh dưỡng cho các ngành nghề;
  • Các phương pháp và mô hình nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm trên người;
  • Các phương pháp và mô hình nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm dựa trên trên tế bào và động vật thí nghiệm;
  • Hệ vi sinh vật đường ruột, chuyển hóa các chất và dinh dưỡng,
  • Di truyền gen-hệ gen người và hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng;
  • Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đến biểu hiện gen và sức khỏe, bệnh tật;
  • Sinh học phân tử chuyển hóa các chất dinh dưỡng;
  • Sinh lý dinh dưỡng, chuyển hóa cơ bản, hoạt động thể lực;
  • Tương tác thuốc và thực phẩm;
  • Kỹ thuật nấu ăn, chế biến món ăn và dinh dưỡng;
  • Vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Các yếu tố văn hóa , xã hội học và dinh dưỡng
  • Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

 

Cấu trúc của Tạp chí

gồm các mục TRANG CHỦ-ĐANG XUẤT BẢN-BAN BIÊN TẬP-HƯỚNG DẪN-THÔNG TIN-GỬI BÀI-ĐĂNG NHẬP.

  • TRANG CHỦ: Có thông tin về số tạp chí mới nhất và tất cả các số đã xuất bản.
  • ĐANG XUẤT BẢN: Gồm các bài báo đã qua vòng phản biện khoa học, đã được biên tập và được công bố trước khi in.
  • BAN BIÊN TẬP: Giới thiệu Ban lãnh đạo Tạp chí, các thành viên Ban biên tập, Ban cố vấn khoa học, Ban thư ký khoa học.
  • HƯỚNG DẪN: Phần này chứa các nội dung hướng dẫn cho tác giả, hướng dẫn cho chuyên gia phản biện, hướng dẫn cho biên tập viên,.
  • THÔNG TIN: Mục này có phần giới thiệu về tạp chí (mục tiêu và phạm vi xuất bản, các chính sách, bản quyền...) và các thông báo các hoạt động của tạp chí, các số sẽ xuất bản, thư mời viết bài cho tạp chí.
  • GỬI BÀI: Mục này dành cho tác giả muốn gửi bản thảo bài báo cho Tạp chí để được phản biện khoa học và chấp nhận đăng.
  • ĐĂNG NHẬP: Mục này dành cho tác giả bài báo và các chuyên gia phản biện để đăng ký tên đăng nhập và mật mã để sử dụng các tính năng gửi bài và phản biện khoa học các bài báo đang được gửi đăng.

 

Các chuyên mục của Tạp chí:

  • Tổng quan: Công bố các nghiên cứu tổng quan như tổng quan hệ thống, phân tích gộp. Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành. Bài báo tổng quan tập trung trình bày một cách hệ thống những kết quả nghiên cứu đã thực hiện trước đó ở trong và ngoài nước về một chủ đề nhất định thuộc lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm, từ đó đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm, xu hướng và triển vọng nghiên cứu của chủ đề đó trong thời gian tới.
  • Nghiên cứu gốc: Chuyên mục này công bố các công trình nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau như con người, thực phẩm, bệnh phẩm.... Bài báo nghiên cứu gốc đăng những phát hiện mới dựa trên kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm, lý thuyết, điều tra. Bài báo dạng này có các phần chính như đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, bàn luận, kết luận, tài liệu tham khảo.
  • Nghiên cứu trường hợp: Mô tả một trường hợp điển hình trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng, đúc rút kinh nghiệm về đánh giá tình trạng dinh dưỡng, điều trị các rối loạn dinh dưỡng.
  • Phương pháp nghiên cứu: Trình bày các phương pháp nghiên cứu mới được trình bày ở chuyên mục này; Các phương pháp tiên tiến trên Thế giới lần đầu tiên được kiểm tra đánh giá lại, áp dụng thành công tại Việt Nam.
  • Bình luận: Là những bài viết mang tính nhận định, bình luận, đánh giá, đóng góp ý kiến về những vấn đề thuộc lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm, đặc biệt là các vấn đề đang nổi lên và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn. Mục đích là tạo ra một diễn đàn rộng rãi cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất, kinh doanh..., nhằm đánh giá những vấn dinh dưỡng và thực phẩm ở những góc nhìn mang tính khoa học.
  • Giới thiệu sách: Là bài viết điểm về những cuốn sách hoặc tài liệu (chuyên khảo, tham khảo, giáo khoa, giáo trình, hướng dẫn) có liên quan tới các vấn đề nổi lên trong lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm, xuất bản thời gian gần đây.
  • Thông tin khoa học: Là những bài viết mang tính thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học hoặc các sự kiện khoa học - công nghệ liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm ở trong và ngoài nước, công bố trong thời gian gần nhất. Có thể là bài viết lần đầu, bài dịch hay biên dịch từ tài liệu nước ngoài, bài toàn văn hay trích đăng từ tư liệu của các chương trình, dự án sức khỏe.