https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/issue/feed Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 2024-11-14T11:13:44+00:00 BAN BIÊN TẬP banbientap@tapchidinhduongthucpham.org.vn Open Journal Systems <ul> <li> <h3><strong>T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch của tạp ch&iacute;:</strong></h3> </li> <li>Th&ocirc;ng tin, tuy&ecirc;n truyền v&agrave; phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng v&agrave; ch&iacute;nh s&aacute;ch, ph&aacute;p luật của Nh&agrave; nước trong lĩnh vực dinh dưỡng v&agrave; thực phẩm;</li> <li>Phổ biến những th&agrave;nh tựu khoa học, c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu, kiến thức khoa học trong nước v&agrave; quốc tế về dinh dưỡng, thực phẩm v&agrave; c&aacute;c lĩnh vực c&oacute; li&ecirc;n quan.</li> <li>Đăng tải c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu khoa học về dinh dưỡng v&agrave; thực phẩm, về vệ sinh ăn uống v&agrave; an to&agrave;n thực phẩm nhằm hỗ trợ nghi&ecirc;n cứu v&agrave; đ&agrave;o tạo cho c&aacute;c bộ chuy&ecirc;n ng&agrave;nh trong to&agrave;n quốc, nhằm cung cấp c&aacute;c kiến thức v&agrave; kỹ thuật mới &aacute;p dụng ở cộng đồng v&agrave; ph&ograve;ng th&iacute; nghiệm;</li> <li>L&agrave; diễn đ&agrave;n trao đổi học thuật v&agrave; th&ocirc;ng tin về khoa học dinh dưỡng, khoa học thực phẩm v&agrave; c&aacute;c lĩnh vực kh&aacute;c c&oacute; li&ecirc;n quan của tất cả c&aacute; nh&acirc;n v&agrave; tổ chức đang đ&agrave;o tạo, nghi&ecirc;n cứu, hoạt động nghề nghiệp, cung cấp v&agrave; t&igrave;m kiếm dịch vụ về c&aacute;c nội dung tr&ecirc;n;</li> <li>L&agrave; diễn đ&agrave;n trao đổi về hoạt động triển khai v&agrave; kinh nghiệm của ng&agrave;nh dinh dưỡng v&agrave; vệ sinh an to&agrave;n thực phẩm, nhằm thực hiện c&aacute;c mục ti&ecirc;u của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng 2021&ndash;2030, tầm nh&igrave;n đến 2045;</li> <li>G&oacute;p phần x&acirc;y dựng thương hiệu, uy t&iacute;n để n&acirc;ng cao vị thế của Hội Dinh dưỡng Việt Nam trong hoạt động hội nghị, hội thảo, đ&agrave;o tạo, nghi&ecirc;n cứu khoa học v&agrave; phục vụ cộng đồng. Phản &aacute;nh c&aacute;c hoạt động của ng&agrave;nh dinh dưỡng v&agrave; thực phẩm của Việt Nam v&agrave; khu vực.</li> <li><strong>Đối tượng phục vụ:</strong></li> <li>Giảng vi&ecirc;n, nghi&ecirc;n cứu sinh, học vi&ecirc;n cao học v&agrave; sinh vi&ecirc;n c&aacute;c chuy&ecirc;n ng&agrave;nh c&oacute; li&ecirc;n quan đến dinh dưỡng v&agrave; thực phẩm;</li> <li>C&aacute;c nh&agrave; khoa học, đ&agrave;o tạo l&agrave;m trong lĩnh vực c&oacute; li&ecirc;n quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, vệ sinh an to&agrave;n thực phẩm, c&ocirc;ng nghệ thực phẩm, n&ocirc;ng nghiệp...;</li> <li>Những người l&agrave;m việc trong ng&agrave;nh y tế v&agrave; c&aacute;c bộ ng&agrave;nh l&agrave;m c&ocirc;ng t&aacute;c c&oacute; li&ecirc;n quan đến dinh dưỡng v&agrave; thực phẩm;</li> <li>C&aacute;n bộ quản l&yacute; v&agrave; bạn đọc c&oacute; quan t&acirc;m.</li> </ul> <p>&nbsp;</p> https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/838 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC SẢN PHẨM HEBI TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐỊA PHƯƠNG NHẰM ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI VIỆT NAM 2024-10-27T13:36:22+00:00 Nguyễn Thị Hồng Minh nguyenthihongminh.ninvn@gmail.com Đỗ Thị Bảo Hoa dothibaohoa.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Yên Hà nguyenthiyenha.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Thuỳ Ninh nguyenthithuyninh.ninvn@gmail.com Đường Văn Tịnh duongvantinh.ninvn@gmail.com Lê Minh Dũng leminhdung.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Nghiên cứu công thức sản phẩm RUTF - “Ready to Use Therapeutic Food” dạng viên ép với tên thương hiệu HEBI với mục tiêu sản xuất được sản phẩm RUTF dạng viên ép có tính chất cảm quan phù hợp với trẻ em Việt Nam, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nơi sản xuất. Phương pháp: Phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật theo AOAC, đánh giá cảm quan theo phương pháp so hàng thị hiếu. Kết quả: Đã nghiên cứu được công thức sản phẩm RUTF (HEBI) có thành phần như sau: maltodextrin 9,7%, đậu xanh 8,3%, đường 15,6%, đậu tương 11,7%, bỏng gạo 5,8%, lipit bột 7,8%, whey protein 7,3%, sữa 8,7%, dầu ăn 13,6%, shorterning 8,7%, premix 2,785%. Trong đó, đậu xanh, đậu tương, gạo là những nông sản sẵn có tại Việt Nam. Sản phẩm đạt chất lượng ở cả thời điểm ngay sau khi sản xuất và sau thời gian bảo quản 12 tháng. Kết luận: Công thức sản phẩm HEBI đã được hoàn thành và đã sản xuất được sản phẩm RUTF dạng viên ép có tính chất cảm quan phù hợp với trẻ em Việt Nam, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nơi sản xuất. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/805 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI 4-HYDROXYDERRICIN VÀ XANTHOANGELOL TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO 2024-11-04T03:29:29+00:00 Nguyễn Văn Sỹ nguyenvansy.ninvn@gmail.com Lê Hồng Dũng lehongdung.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Thẩm định phương pháp xác định đồng thời 4-hydroxyderricin và xanthoangelol trong thực phẩm chức năng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector mảng diod. Phương pháp: 4-hydroxyderricin và xanthoangelol được chiết ra khỏi nền mẫu bằng cách siêu âm trong hỗn hợp methanol/nước (8/2) trong 30 phút và được tách bằng cột sắc ký pha đảo C18, pha động gồm methanol và nước. Tốc độ dòng là 1mL/phút, bước sóng của detector được cài đặt 370 nm. Kết quả: Khoảng tuyến tính của 4-hydroxyderricin từ 4,7 – 235 µg/ml và xanthoangelol từ 5,35 – 267,5 µg/ml với hệ số tương quan R ≥ 0,9996. Giới hạn định lượng của 4-hydroxyderricin và xanthoangelol tương ứng là 0,24 mg/g và 0,35 mg/g. Phương pháp có độ thu hồi nằm trong khoảng từ 95,7 – 100,7%, với hệ số biến thiên (CV%) từ 2,9 – 4,6%. Kết luận: Các thông số thẩm định của phương pháp đạt yêu cầu theo AOAC. Đây là phương pháp đơn giản, đáng tin cậy và có thể sử dụng để nghiên cứu và kiểm soát hàm lượng 4-hydroxyderricin và xanthoangelol trong thực phẩm chức năng. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/792 TỐI ƯU QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE NPC1L1 rs2072183 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HÌNH CHIỀU DÀI ĐOẠN GIỚI HẠN 2024-10-04T10:09:03+00:00 Bùi Thị Khánh Thuận buikhanhthuan@ndun.edu.vn Bùi Thị Thuý Nga btn119@gmail.com Dương Tuấn Linh linhduongtuan@gmail.com Trần Quang Bình tranquangbinh@dinhduong.org.vn Mục tiêu: Xây dựng quy trình phân tích kiểu gen của đa hình đơn nucleotide NPC1L1 rs2072183 bằng phương pháp đa hình chiều dài đoạn giới hạn (RFLP-PCR). Phương pháp: Sử dụng phần mềm để thiết kế và các kỹ thuật sinh học phân tử để tối ưu hóa cặp mồi, chu trình nhiệt thích hợp. Phương pháp giải trình tự Sanger được sử dụng để xác định kiểu gen chuẩn của đa hình rs2072183. Các thí nghiệm được thực hiện trên 16 mẫu ADN được tách từ máu toàn phần của người Việt Nam. Kết quả: Đã xây dựng và tối ưu hóa quy trình phân tích kiểu gen của đa hình NPC1L1 rs2072183 có liên quan đến rối loạn lipid máu bằng phương pháp PCR-RFLP với kết quả chính xác. Kết luận: Quy trình PCR-RFLP để phân tích đa hình đơn rs2072183 trên gen NPC1L1 có độ chính xác cao, cho kết quả nhanh, có thể thực hiện trên quần thể mẫu lớn hơn, cũng như ở các quần thể khác nhau nhằm tiến tới thực hiện nghiên cứu mối liên quan của đa hình này với bệnh rối loạn lipid máu ở người Việt Nam. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/796 CẬP NHẬT VỀ CAN THIỆP SYNBIOTICS TRONG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE Ở TRẺ EM 2024-10-16T10:33:59+00:00 Thạc sĩ Phan Quốc Anh Phananhhmu@gmail.com Tiến sĩ Hoàng Thị Đức Ngàn Hoangthiducngan@gmail.com Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng lamquochung.ninvn@gmail.com PGS.TS Trần Thanh Dương Tranthanhduong.ninvn@gmail.com GS.TS Lê Danh Tuyên Ledanhtuyen@gmail.com Hoàng Thị Thảo Nghiên Nghienhoang1093@gmail.com Synbiotics có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của con người. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp, phân tích các cập nhật về bổ sung synbiotics, tác dụng của synbiotics đối với sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, từ đó khuyến nghị các hướng phát triển tiếp theo của synbiotics trong cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, Scopus, EMBASE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả:18 nghiên cứu từ 2016 đến 2024 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy bổ sung synbiotics có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng ở trẻ em thừa cân béo phì, hỗ trợ tích cực điều trị táo bón cơ năng và tiêu chảy ở trẻ em. Synbiotics cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh lý dị ứng, miễn dịch và có tác động đáng chú ý trên người bệnh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mẫu lớn, thời gian can thiệp đủ lâu để có thể đưa ra các khuyến cáo đầy đủ bằng chứng hơn. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/829 TÁC DỤNG CỦA CHẤT BÉO TRUNG TÍNH CHUỖI TRUNG BÌNH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NHÂN TRẮC Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BỊ THỪA CÂN BÉO PHÌ 2024-10-28T02:27:01+00:00 Ths. Đoàn Thị Ánh Tuyết anhtuyetdoanthi@gmail.com TS Nguyễn Song Tú nguyensongtu.ninvn@gmail.com GS Lê Danh Tuyên ledanhtuyen@dinhduong.org.vn Chất béo trung tính chuỗi trung bình (medium chain triglyceride - MCT) có tác động lên sức khoẻ người bị thừa cân béo phì (TCBP). Nghiên cứu tổng quan này nhằm tổng hợp, phân tích các nghiên cứu lâm sàng về MCT tác dụng lên chỉ số nhân trắc ở người trưởng thành bị TCBP, từ đó đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý TCBP ở cộng đồng tại Việt Nam. Phương pháp tổng quan hệ thống sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả: 9 nghiên cứu từ 2001 đến 2023 được đưa vào tổng quan. Kết quả cho thấy sử dụng MCT có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể và thành phần mỡ, nhất là khối mỡ tạng ở người TCBP. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài và được thiết kế can thiệp kiểm soát chặt chẽ hơn, để có thể đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý người trưởng thành bị TCBP tại Việt Nam. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/800 THỰC TRẠNG TUYỂN SINH VÀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỬ NHÂN DINH DƯỠNG TẠI VIỆT NAM 2024-10-25T04:07:48+00:00 TS Lâm Quốc Hùng lamquochungninvn@gmail.com BS Hoàng Thị Hồng Nhung hoanghongnhung1209@gmail.com ThS YOSHIYUKI Takato CN HARUNA Ubukata ThS Đinh Thị Thu Hằng dinhthithuhang.ninvn@gmail.com CN Nguyễn Trang Nhung nguyentrangnhung.ninvn@gmail.com BS Nguyễn Thúy Hằng nguyenthuyhang.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng tuyển sinh giai đoạn 2013–2023 và nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng giai đoạn 2024–2030 tại Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng là tất cả các trường đại học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đào tạo mã ngành Cử nhân Dinh dưỡng và các đơn vị y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế (63 Sở Y tế và 34 bệnh viện tuyến trung ương). Kết quả: 7 trường đại học công lập 12 trường đại học tư thục đào tạo mã ngành Cử nhân Dinh dưỡng và 907 Cử nhân Dinh dưỡng đã tốt nghiệp sau 10 năm triển khai (2013–2023). Điểm tuyển sinh Cử nhân Dinh dưỡng dao động từ 17,7 đến 23,0 điểm; tỷ lệ tuyển sinh đạt 68,2%. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng của các đơn vị y tế công lập giai đoạn 2024–2030 là 1961 người. Kết luận: Đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng tại Việt Nam đã tăng số lượng cơ sở đào tạo, mở rộng khu vực đào tạo từ miền Bắc vào miền Nam, từ hệ thống công lập sang tư thục giúp nâng cao số lượng Cử nhân Dinh dưỡng hàng năm nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho các đơn vị y tế công lập. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/790 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ 0-23 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2023 2024-10-08T17:14:45+00:00 Huỳnh Nam Phương hnphuong@gmail.com Ngô Thị Thu Huyền ngothithuhuyen.ninvn@gmail.com Phí Ngọc Quyên phingocquyen.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Vân Anh nguyenthivananh.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-23 tháng tuổi và thực hành nuôi dưỡng trẻ tại 6 xã vùng dân tộc thiểu số thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Đắc Lắc. Phương pháp: Điều tra cắt ngang mô tả, thu thập số liệu nhân trắc của toàn bộ 793 trẻ 0-23 tháng tuổi và hỏi ghi 301 bà mẹ có con nhỏ sử dụng bộ câu hỏi về thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ của WHO 2021. Kết quả: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 0-23 tháng tuổi: Tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm là 14,6%, 24,5%, và 6,2%. Có 75,4% bà mẹ khám thai trên 3 lần/thai kỳ, tỷ lệ sinh tại bệnh viện là 79,9%. Tỷ lệ bú sớm trong 1h đầu sau sinh là 32,2%, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn là 44,8%, tỷ lệ bú mẹ đến 2 tuổi là 31,7%. Tỷ lệ trẻ được ăn bổ sung (ABS) đúng thời điểm là 49,5%, tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung sớm trước 6 tháng 39,5%. Tỷ lệ trẻ được ABS đúng, đủ và đúng đủ lần lượt là 29,2%, 77,1%, 27,9%. Tỷ lệ thức ABS của trẻ có nguồn gốc động vật và ăn rau lần lượt là 59,6% và 55%. Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ đã có những cải thiện nhưng các thực hành về NCBSM và ABS chưa đạt tối ưu, cần tăng cường hơn nữa các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu trong đó có truyền thông. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/843 MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI 40-69 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2023 2024-11-05T07:42:59+00:00 TS Nguyễn Thị Diệp Anh nguyenthidiepanh.ninvn@gmail.com PGS. TS Trần Thanh Dương tranthanhduong.ninvn@gmail.com TS Hoàng Thu Nga hoangthunga.ninvn@gmail.com Ths Phạm Thị Đức Hạnh phamthiduchanh.ninvn@gmail.com Vũ Thị Thu Hiền vuthithuhien.ninvn@gmail.com Ths Nguyễn Hữu Chính nguyenhuuchinh.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tới bệnh tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành 40-69 tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh-chứng tiến hành tại Thành phố Thái Nguyên ở 126 người 40-69 tuổi, gồm 67 người bệnh THA và 59 người không THA. Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn thu thập số liệu gồm: thông tin chung, hoạt động thể lực, sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thói quen ăn uống, tần suất sử dụng thực phẩm. Đo huyết áp và cân đo nhân trắc. Kết quả: Nhóm người THA có trụng bình vòng eo ở nữ giới là 83,03 ± 8,75 cm và vòng mông 94,91 ± 5,99 cm cao hơn tương ứng so với vòng eo và vòng mông của nữ giới ở nhóm không THA (vòng eo: 77,29 ± 6,88 cm; vòng mông: 90,48 ± 5,53) với p<0,01. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nhóm THA là 64,2% cao hơn có YNTK so với nhóm đối chứng (45,8%) với p<0,05. Tỷ lệ đối tượng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn từ thịt cá với tần suất cao ở nhóm THA là 23,9% cao hơn so với nhóm không THA (3,4%) với p < 0,05. Tỷ lệ đối tượng sử dụng rau với tần suất cao ở nhóm THA 65,7% thấp hơn so với nhóm không THA (88,1%) với p < 0,01. Kết luận: Tình trạng thừa cân béo phì, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn từ thịt cá và ít sử dụng rau liên quan có ý nghĩa thống kê tới tình trạng tăng huyết áp ở người 40-69 tuổi tại Thành phố Thái Nguyên. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/826 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU NẶNG VÀ RẤT NẶNG TẠI KHOA NỘI TIẾT – ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023-2024 2024-10-30T08:01:05+00:00 TS Nghiêm Nguyệt Thu nghiem.nguyetthu@gmail.com Ths Trần Thị Thắm bsthambvbm1@gmail.com Ths Ngô Quỳnh Trang ngoquynhtranga1@gmail.com CN Đỗ Át K atk.dinhduongbvbm@gmail.com Trần Thị Hiền tranhien.dinhduong@gmail.com Ths Nguyễn Thị Thanh Mai ngthanhmai.bvbm@gmail.com TS Nguyễn Quang Bảy quangbay70@yahoo.com Ths Phạm Thị Lưu hoaanhdao311@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam bị tăng triglyceride (TG) máu nặng và rất nặng tại khoa Nội tiết đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 2/2023 đến tháng 7/2024 trên 63 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có TG máu ≥ 5,6mmol/l. Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn 24 giờ, tần suất tiêu thụ thực phẩm của đối tượng được đánh giá. Kết quả: ĐTNC chủ yếu là nam giới (61,9%), dưới 60 tuổi (85,7%), bị đái tháo đường (55,6%). Nồng độ TG máu trung bình là 29,4 mmol/l, phần lớn ĐTNC tăng TG rất nặng trên 11,3 mmol/l (95,2%). 55,5% ĐTNC bị thừa cân béo phì, nhóm có TG ≥ 11,3 mmol bị thừa cân béo phì nhiều hơn so với nhóm có TG< 11,3mmol/l (p>0,05). Phần lớn ĐTNC bị béo trung tâm (95,2% có tỷ số eo hông cao). Tần suất tiêu thụ rượu bia, đồ ngọt, thịt ba chỉ, thịt lẫn mỡ, nội tạng động vật, chế biến sẵn hàng tuần, hàng ngày khá cao. Nồng độ TG của những ĐTNC này cũng có xu hướng cao hơn so với người ăn ít hơn. Lipid trong khẩu phần 24h chiếm tỷ lệ cao, ĐTNC có TG cao hơn có xu hướng ăn nhiều chất béo hơn. Hàm lượng chất xơ khẩu phần thấp. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân béo phì và tần suất tiêu thụ rượu bia, đồ ngọt, thịt ba chỉ, thịt lẫn mỡ, nội tạng động vật, chế biến sẵn hàng tuần, hàng ngày khá cao ở những người bị tăng triglyceride máu nặng và rất nặng. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/827 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SARCOPENIA VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở NGUỜI CAO TUỔI TẠI MỘT PHƯỜNG CỦA HÀ NỘI NĂM 2023 2024-10-24T05:05:53+00:00 Nguyễn Liên Hạnh nguyenlienhanh@gmail.com tiến sĩ Nghiêm Nguyệt Thu nghiemnguyetthu@gmail.com Nguyễn Thu Thuỷ thuthuydd97@gmail.com Bùi Thị Hương Lan buithihuonglan.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sàng lọc Sarcopenia bằng thang điểm SARC-F và đánh giá nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng ở người cao tuổi tại một phường tại Hà Nội năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 150 ở ph người dân tại phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, tháng 10/2023 đến tháng 11/2023, chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng được tiến hành đo các chỉ số nhân trắc đánh giá dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA (Mini Nutritional Assessment), sàng lọc Sarcopenia bằng bộ công cụ SARC-F, phỏng vấn một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng ở người cao tuổi. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,5±7.5 tuổi. Tỷ lệ nguy cơ SDD và SDD của NCT theo đánh giá MNA là 35.3 %, theo BMI là 4%. Tỷ lệ nguy cơ Sarcopenia là 11.3%. Một số vấn đề liên quan đến nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng: 14.7% có cảm giác chán ăn. 26% táo bón, 40% gặp vấn đề khô miệng. 54% cần bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn hàng ngày. 24% cần thức ăn được cắt nhỏ, nấu mềm, nhừ hơn. 50% muốn ăn thêm bữa phụ hàng ngày. Kết luận: Suy dinh dưỡng và Sarcopenia là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Táo bón, khô miệng, bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn, thêm bữa phụ là những vấn đề dinh dưỡng hay gặp ở người cao tuổi. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/811 ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG MẦM NON TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 2024-11-13T17:56:48+00:00 Cử nhân Trần Phương Thảo tranphuongthao.ninvn@gmail.com Nguyễn Hữu Chính nguyenhuuchinh.ninvn@gmail.com Bùi Văn Tước buivantuoc.ninvn@gmail.com Hoàng Nguyễn Phương Linh hoangnguyenphuonglinh.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Huyền Trang nguyenthihuyentrang.ninvn@gmail.com Nguyễn Thuỷ Tiên nguyenthuytien.ninvn@gmail.com Bùi Thị Nhung nhungvnnin@gmail.com Nguyễn Đỗ Vân Anh nguyendovananh.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân trắc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở học sinh hai trường mầm non tại Ninh Bình. Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 1200 trẻ em 2-5 tuổi ở 2 trường mầm non tỉnh Ninh Bình. Đối tượng được thu thập chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng được đánh giá theo 3 chỉ số (CN/T, CC/T và BMI/T) so với quần thể tham khảo của WHO năm 2006 và 2007. Kết quả: Z-score BMI/T trung bình của học sinh nam là 0,2 ± 1,2 SD cao hơn có YNTK so với Z-score BMI/T trung bình của học sinh nữ là 0,04 ± 1,04 SD (p<0,05). Tỷ lệ SDD thấp còi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi là 6,6%, tỷ lệ này ở nhóm trẻ trên 5 tuổi là 1,5%, sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi là có YNTK (p<0,05). Tỷ lệ TC-BP của nhóm học sinh dưới 5 tuổi là 2,9%, trong khi tỷ lệ này của học sinh trên 5 tuổi là 5%. Kết luận: Các tỷ lệ SDD nhẹ cân (4,5%), SDD thấp còi (8,1%) và SDD gầy còm (1,1%) của trẻ tham gia nghiên cứu thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trên toàn quốc và tỷ lệ của tỉnh Ninh Bình. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/793 KHẨU PHẦN CỦA TRẺ 3-5 TUỔI VÀ KIẾN THỨC-THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI 2 XÃ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG 2024-10-30T07:59:08+00:00 Tuấn Thị Mai Phương tuanthimaiphuong@dinhduong.org.vn TS. Huỳnh Nam Phương hnphuong@gmail.com Vũ Văn Tán vuvantan.ninvn@gmail.com Đinh Thị Thanh Phượng dinhthithanhphuong.ninvn@gmail.com Hà Huy Tuệ hahuytue.ninvn@gmail.com Nguyễn Viết Luân nguyenvietluan.ninvn@gmail.com Trần Huy Tùng tranhuytung.ninvn@gmail.com Vũ Tuấn Anh vutuananh.ninvn@gmail.com Lê Ánh Hoa leanhhoa.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần của trẻ 3- 5 tuổi; đánh giá kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang trên 500 người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ 3-5 tuổi. Kết quả: Khẩu phần cá thể 24 giờ cho thấy khẩu phần cung cấp 1120 kcal/ngày, đáp ứng 80% NCKN của trẻ, tiêu thụ các chất sinh năng lượng đạt tỷ lệ cân đối. Mức tiêu thụ lipid động vật trong khẩu phần của trẻ còn thấp so với khuyến nghị. Có khoảng một nửa số trẻ trong nghiên cứu ăn được ăn đồng thời 3 nhóm thực phẩm là rau, quả và thức ăn động vật trong ngày. Tỷ lệ người nuôi dưỡng trẻ có kiến thức dinh dưỡng xếp loại trung binh là 45,9%, tỷ lệ thực hành dinh dưỡng xếp loại trung bình là 87%. Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dinh dưỡng với chế độ ăn đồng thời rau củ, hoa quả và thức ăn động vật trong ngày. Kết luận: Khẩu phần lipid của trẻ còn thiếu tính cân đối, tỷ lệ trẻ được ăn 3 nhóm thực phẩm rau, quả, thức ăn động vật trong ngày chưa cao, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người nuôi dưỡng trẻ chủ yếu ở mức trung bình. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/816 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN TRẺ EM 24-59 THÁNG TUỔI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2022 2024-10-30T01:21:06+00:00 Thạc sĩ Nguyễn Văn Lệ nguyenvanle78@gmail.com Trần Thúy Nga tranthuynga.ninvn@gmail.com Huỳnh Nam Phương hnphuong@gmail.com Trần Khánh Vân trankhanhvan.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Lan Phương nguyenthilanphuong.ninvn@gmail.com Lê Ánh Hoa leanhhoa.ninvn@gmail.com Lê Văn Thanh Tùng levanthanhtung.ninvn@gmail.com Đinh Thị Thu Hằng dinhthithuhang.ninvn@gmail.com Nguyễn Hữu Chính nguyenhuuchinh.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên trẻ em 24-59 tháng tuổi ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1966 trẻ 24-59 tháng tuổi tại 8 xã thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc, sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân là 9,8%, tỷ lệ SDD thấp còi là 10,4%, tỷ lệ SDD gầy còm là 2,6% và tỷ lệ TC-BP là 1,7%. Kinh tế hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tỷ lệ SDD nhẹ cân và thấp còi. Kết luận: Tỷ lệ SDD nhẹ cân và gầy còm của trẻ 24-59 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Kinh tế hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại địa bàn nghiên cứu. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/835 ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2022 2024-10-30T03:37:58+00:00 Nguyễn Thị Tố Uyên nguyentouyen.hmu@gmail.com Nguyễn Thị Hương Lan huonglandd@hmu.edu.vn Trần Thị Thu Trang tranthithutran.ninvn@gmail.com Trần Thị Quỳnh Anh tranthiquynhanh.ninvn@gmail.com Huỳnh Nam Phương huynhnamphuong.ninvn@gmail.com Trương Tuyết Mai truongtuyetmai.ninvn@gmail.com Hoàng Thu Nga hoangthunga.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khẩu phần ở người trưởng thành tại huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 220 người 20-60 tuổi. Phương pháp hỏi ghi khẩu phần cá thể 24 giờ qua được sử dụng để thu thập số liệu đánh giá khẩu phần. Kết quả: Hầu hết người trưởng thành có tiêu thụ ngũ cốc, rau và thịt các loại với mức tiêu thụ trung bình lần lượt là 249,2, 157,4 và 95,9 g/ngày. Năng lượng khẩu phần trung bình là 1737 kcal/người/ngày với 62,3% thấp hơn so với mức khuyến nghị, năng lượng khẩu phần cao hơn ở người 20-40 tuổi so với 41-60 tuổi (p<0,05). Cơ cấu sinh năng lượng khẩu phần từ protein, lipid và carbohydrate là 16,9%, 23,8% và 59,3%. Tỷ lệ người 20-60 tuổi có khẩu phần protein, lipid và carbohydrate thấp hơn mức khuyến nghị lần lượt là 79,1%, 46,8% và 54,5%. Tỷ lệ protein nguồn động vật là 55,4%. Khẩu phần calci, vitamin A và folate chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ người 20-60 tuổi có khẩu phần chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị là 90-92% với calci, vitamin A, folate và 50-60% với sắt, kẽm, vitamin C, thiamin và vitamin B6. Kết luận: Hầu hết người 20-60 tuổi có tiêu thụ ngũ cốc, rau và thịt các loại. Mức tiêu thụ rau và quả chín chưa đạt so với mức khuyến nghị. Năng lượng khẩu phần trung bình nhìn chung đáp ứng nhu cầu khuyến nghị, tỷ lệ các chất sinh nhiệt cân đối, hợp lý. Tỷ lệ người trưởng thành có khẩu phần các chất dinh dưỡng chưa đạt khuyến nghị ở mức cao. Cần tăng cường truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn người dân về chế độ ăn hợp lý, cân đối để đảm bảo khẩu phần đáp ứng được nhu cầu. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/810 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC HAI NHÀ MÁY DỆT MAY, DA GIÀY TẠI TỈNH NGHỆ AN VÀ NAM ĐỊNH NĂM 2023 2024-11-03T16:21:51+00:00 Nguyễn Thị Huyền Trang nguyenthihuyentrang.ninvn@gnail.com Bùi Thị Nhung nhungvnnin@gmail.com Nguyễn Đỗ Vân Anh nguyendovananh.ninvn@gmail.com Bùi Văn Tước buivantuoc.ninvn@gmail.com Nguyễn Thuỷ Tiên nguyenthuytien.ninvn@gmail.com Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chính nguyenhuuchinh.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của người lao động (NLĐ) thuộc hai nhà máy dệt may, da giày tại tỉnh Nghệ An và Nam Định năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1974 người lao động tại nhà máy da giày tại tỉnh Nghệ An và 1892 người lao động tại nhà máy dệt may tại tỉnh Nam Định. Các đối tượng được đo cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Phỏng vấn bằng mẫu phiếu được thiết kế sẵn để đánh giá kiến thức, thực hành về dinh dưỡng hợp lý. Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) chung của người lao động tại cả hai nhà máy là 8,2%. Tỷ lệ thừa cân-béo phì là 11,5%. Tỷ lệ béo bụng là 8,77%. Tỷ lệ béo trung tâm là 35,05%. Tỷ lệ người lao động thiếu kiến thức-thực hành về dinh dưỡng của cả hai nhà máy là 37,14%. Kết luận: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn giảm, trong khi thừa cân béo phì tăng ở người lao động ngành dệt may, da giày. Sự thiếu hụt kiến thức và thực hành về dinh dưỡng cho thấy cần thiết phải chú trọng hơn đến giáo dục dinh dưỡng cho người lao động. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/794 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ MỘT SỐ VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ MẬT ĐỘ XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH TỚI KHÁM TẠI VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2021 2024-11-01T03:21:48+00:00 Bùi Thị Thúy thuytq2887@gmail.com TS Nguyễn Trọng Hưng nguyentronghung.ninvn@gmail.com BS Phạm Thị Thanh Huyền phamthithanhhuyen.ninvn@gmail.com BS Nguyễn Cẩm Yến nguyencamyen.ninvn@gmail.com Trần Thị Phượng tranthiphuong.ninvn@gmail.com Hoàng Thị Huệ hoangthihue.ninvn@gmail.com Diêm Thị Hằng diemthihang.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Xác định mối liên quan của nồng độ một số vi chất dinh dưỡng và mật độ xương của phụ nữ khám tại Viện dinh dưỡng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang bao gồm 306 phụ nữ khám tại khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn năm 2021. Các đối tượng được đánh giá nồng độ các vi chất dinh dưỡng (VCDD) bao gồm canxi-ion, vitaminD3, sắt, kẽm và đánh giá mật độ xương (BMD) bằng phương pháp DXA tại các vị trí cột sống thắt lưng (CSTL), Hông (H) và cổ xương đùi (CXĐ). Kết quả: Tuổi có liên quan thuận với BMD ở nhóm 20-49 và liên quan nghịch với BMD ở nhóm tuổi từ 50 (tất cả p<0,001). BMI có liên quan thuận với BMD (p<0,01). Ở nhóm tuổi 20-49, nồng độ ion-canxi và Vitamin D3 liên quan thuận với BMD tại các vị trí CSTL, Hông, CXĐ (tất cả p<0,05). Nồng độ kẽm liên quan nghịch với BMD tại CSTL (p<0,05). Với nhóm tuổi từ 50, nồng độ vitamin D3 và kẽm có mối liên thuận với BMD tại CXĐ và hông (tất cả p<0,05). Có mối liên quan thuận giữa BMD và nồng độ sắt tại vị trí hông (p=0,006). Kết luận: Mối liên quan giữa nồng độ các VCDD và BMD của phụ nữ theo các nhóm tuổi là khác biệt. Cần có những hướng dẫn cụ thể về bổ sung VCDD cải thiện BMD ở phụ nữ theo độ tuổi. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/813 TỶ LỆ GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 2024-11-07T06:56:16+00:00 Đặng Ngọc Hùng danghungyhdp@gmail.com Nguyễn Đỗ Huy nguyendohuy1965@yahoo.com Trần Quốc Cường ttddcuong@gmail.com Đinh Thị Thu Hằng dinhthithuhang.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Xác định tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng nằm 2023 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 6 năm 2023 trên 681 phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả: Tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng năm 2023 là 83,5%. Các yếu tố liên quan đến giảm mật độ xương ghi nhận trong nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, số con, thời gian mãn kinh, thói quen sử dụng chè/trà, cà phê và vận động thể lực. . Kết luận: Các nghiên cứu chuyên sâu về sự tác động của chế độ dinh dưỡng cần được tiến hành, từ đó các chương trình sàng lọc và can thiệp sớm trong cộng đồng đối với nhóm phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên để phát hiện sớm và dự phòng giảm mật độ xương. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/791 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TƯ VẤN DINH DƯỠNG THÔNG MINH TRÊN LÂM SÀNG TẠI VIỆN DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG 2024-11-02T12:23:29+00:00 TS. BS Nguyễn Trọng Hưng nguyentronghung.ninvn@gmail.com Ngô Thị Thu Huyền ngothithuhuyen.ninvn@gmail.com Trần Thị Phượng tranthiphuong.ninvn@gmail.com Phạm Như Hiệp phamnhuhiep@ngoaibung.com Hoàng Thị Lan Hương hglanhuong.hch@gmail.com Nguyễn Trung Huy hxnhung1966@gmail.com Nguyễn Thanh Hùng hungnt@nhidong.org.vn Ngô Ngọc Quang Minh minhnnq@nhidong.org.vn Lê Nguyễn Thanh Nhàn drnhanbvnhidong1@gmail.com Nguyễn Trung Anh trunganhvlk@gmail.com Vũ Thị Thanh Huyền vuthanhhuyen11@hmu.edu.vn TS. Nguyễn Liên Hạnh nguyenlienhanh.ninvn@gmail.com Phan Bích Nga phanbichnga.ninvn@gmail.com Trần Thanh Dương tranthanduong.ninvn@gmail.com Lê Danh Tuyên ledanhtuyen@gmail.com Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm thử nghiệm hệ thống tư vấn dinh dưỡng trên lâm sàng trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước KC 4.0-13/19-25 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống theo dõi giám sát, tư vấn thông minh về dinh dưỡng cho người Việt Nam và một số nhóm người bệnh”. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá trước sau tại Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1-TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Trung ương Huế. Cán bộ y tế tiến hành nhập thông tin người bệnh đến khám, các kết quả sau đó được tổng hợp và hiệu quả của hệ thống phần mềm được đánh giá thông qua phỏng vấn cán bộ y tế tham gia thử nghiệm. Kết quả: Hệ thống phần mềm tư vấn dinh dưỡng đảm bảo tính đầy đủ từ 96,7% tới 100%, tính chính xác là 86,7% tới 100% và từ 83,3% đến 96,7% về tính phù hợp với từng vị trí chức năng trong quy trình khám, tư vấn. Hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh cho phép tương tác người dùng thông qua giao diện đồ họa trên nền tảng web. Các thao tác đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên phần xây dựng thực đơn cho người bệnh nên bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về các món ăn. Kết luận: Hoạt động chung của hệ thống còn có một số lỗi nhỏ về thao tác, khả năng đáp ứng ở mức độ chấp nhận được. So với trước khi áp dụng thì hệ thống tư vấn dinh dưỡng thông minh đã hỗ trợ giảm thời gian thực hiện công tác khám, tư vấn và báo cáo. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/820 ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN VÀ TẦN SUẤT SỬ DỤNG THỰC PHẨM CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU NĂM 2023 2024-11-03T16:28:07+00:00 Nguyễn Minh Anh minhanh.medical97@gmail.com Vương Thị Hồ Ngọc vuongthihongoc.ninvn@gmail.com Trần Thị Thu Trang tranthithutrang109@gmail.com Vũ Đức Hưởng vuduchuongvdd@gmail.com Đặng Trường Duy dangtruongduy.ninvn@gmail.com Ngô Thị Hà Phương ngothihaphuong.ninvn@gmail.com Trần Phương Loan tranphuongloan.ninvn@gmail.com Hoàng Thị Hằng hoangthihang.ninvn@gmail.com Trần Thanh Dương tranthanhduong.vnnin@gmail.com Trương Tuyết Mai truongtuyetmai.ninvn@gmail.com Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần và tần suất sử dụng thực phẩm của trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã Sà Dề Phìn và Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 793 trẻ dưới 5 tuổi và người chăm sóc trẻ. Hỏi ghi khẩu phần 24h và tần suất sử dụng thực phẩm được sử dụng. Kết quả: Khẩu phần ăn của trẻ chưa đảm bảo: Chỉ 60,2% trẻ có bữa ăn đủ năng lượng. Nhóm 0-5 tháng tuổi chỉ đáp ứng được 87,6% nhu cầu, nhóm 6-23 tháng tuổi và 24-59 tháng tuổi có khẩu phần ăn trung bình cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị (105,9% và 120,1%). Tỷ lệ L:P:G trong khẩu phần chưa cân đối, đạt 13,0:15,3:71,6. Hầu hết trẻ được ăn ngũ cốc, rau củ quả và dầu mỡ hàng ngày, các nhóm thịt, cá, hải sản, trứng và sữa sử dụng ít hơn với tần suất hàng tháng. Kết luận: Khẩu phần ăn và tần suất sử dụng thực phẩm của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị. Cần có thêm mô hình cải thiện dinh dưỡng trẻ em, đảm bảo cung cấp đúng, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động an ninh dinh dưỡng và truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho người chăm sóc trẻ. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/807 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, KHẨU PHẦN THỰC TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN NÚI BÉO, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2021 2024-11-05T00:14:45+00:00 Nguyễn Hữu Chính nguyenhuuchinh.ninvn@gmail.com Bùi Văn Tước buivantuoc.ninvn@gmail.com Nguyễn Thị Huyền Trang nguyenthihuyentrang.ninvn@gmail.com Nguyễn Thủy Tiên nguyenthuytien.ninvn@gmail.com Nguyễn Đỗ Vân Anh nguyendovananh.ninvn@gmail.com Bùi Thị Nhung nhungvnnin@gmail.com Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người lao động tại công ty cổ phần Than Núi Béo năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 2325 người lao động 3 đối tượng đang làm việc tại công ty cổ phần Than Núi Béo. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng phương pháp nhân trắc, khẩu phần ăn ca được cân đong, khẩu phần tại nhà được phỏng vấn. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CED chung là 2,58%, tỷ lệ TC-BP là 25,25% và tỷ lệ béo bụng là 13,03%. Hầu hết người lao động tại địa điểm điều tra đều đạt và vượt mức khuyến nghị về khẩu phần năng lượng. Kết luận: Tỷ lệ CED của người lao động tại công ty cổ phần Than Núi Béo đã ở ngưỡng rất thấp trên cả 3 đối tượng, tuy vậy, tỷ lệ TC-BP đã ở mức đáng báo động. Khẩu phần của người lao động được đảm bảo, ngay cả với các đối tượng lao động nặng nhọc. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/818 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ RAU QUẢ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2024-11-05T06:22:44+00:00 Ngô Thị Hà Phương ngothihaphuong.ninvn@gmail.com PGS.TS Trương Tuyết Mai truongmai1976@gmail.com TS Huỳnh Nam Phương hnphuong@gmail.com ThS Trịnh Hồng Sơn trinhhongson.ninvn@gmail.com Mặc dù có khuyến nghị rõ ràng về lượng rau quả tiêu thụ để có lợi cho sức khoẻ, mức rau quả tiêu thụ ở các nước trên thế giới vẫn ở mức thấp, đặc biệt là với các nước thu nhập thấp và trung bình. Nhiều nghiên cứu có giá trị đã cho thấy, các yếu tố kinh tế cá nhân là một trong các rào cản chính ảnh hưởng đến tiêu thụ rau quả, đặc biệt là khả năng chi trả với người dân ở nhóm thu nhập thấp. Ngoài ra, giới và trình độ học vấn có ảnh hưởng khác nhau tới hành vi tiêu thụ rau quả. Bài báo này sử dụng phương pháp đánh giá tài liệu nhằm tổng hợp, phân tích những thông tin khoa học một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau quả của người dân tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin là cơ sở xây dựng các hoạt động, chương trình can thiệp và chính sách hỗ trợ nhằm giảm thiểu các rào cản, tăng cường tiêu thụ rau quả trên nhóm dân số mục tiêu. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/795 CÁC QUY ĐỊNH GHI NHÃN DINH DƯỠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 2024-11-05T17:37:18+00:00 Từ Quang dr.tuquang@gmail.com TS Hoàng Thị Đức Ngàn hoangthiducngan.ninvn@gmail.com Trần Thanh Dương tranthanhduong.vnnin@gmail.com Lê Danh Tuyên ledanhtuyen@gmail.com Phạm Quỳnh Anh phamquynhanh.ninvn@gmail.com Hoàng Thị Thảo Nghiên nghienhoang1093@gmail.com Mục tiêu: Bài thông tin này tổng quan về các chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã được triển khai trên thế giới, đồng thời phân tích tác động của chính sách này đối với hành vi tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng. Bài báo cũng đề xuất các hướng đi và giải pháp cho Việt Nam trong việc triển khai hiệu quả chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Phương pháp: Tổng quan tài liệu hệ thống. Các nguồn dữ liệu được thu thập từ PubMed, Google Scholar, Web of Science, và các tài liệu quốc tế về chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Quá trình đánh giá và trích xuất dữ liệu có tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Có nhiều loại nhãn thực phẩm đang được áp dụng trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy ghi nhãn dinh dưỡng giúp thay đổi hành vi tiêu dùng, mua thực phẩm tốt hơn cho sức khoẻ. Ngoài ra, chính sách ghi nhãn cũng khuyến khích các nhà sản xuất cải thiện thành phần sản phẩm, nhất là giảm hàm lượng natri và chất béo chuyển hóa. Những nước áp dụng chính sách ghi nhãn đã có sự cải thiện trong việc kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Nhãn dinh dưỡng cần phải có tính trực quan, dễ hiểu, dễ nắm bắt với đa số người dân. Kết luận: Chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và thay đổi hành vi tiêu dùng tại các quốc gia phát triển. Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này, đồng thời cần triển khai đồng bộ các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và giám sát để tối ưu hóa hiệu quả của chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. 2024-11-14T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm