TY - JOUR AU - Hoàng, Thị Đức Ngàn AU - Lê, Danh Tuyên AU - Huỳnh , Nam Phương AU - Hoàng, Thị Thảo Nghiên PY - 2022/09/01 Y2 - 2024/03/29 TI - TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐẠT CHUẨN NHÂN TRẮC CỦA TRẺ EM Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG NÔNG THÔN HẢI PHÒNG JF - Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm JA - Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm VL - 14 IS - 5 SE - DO - UR - https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/317 SP - 1-8 AB - Trong khi Việt Nam đã đạt được thành tựu giảm suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi thìsố liệu SDD của trẻ em tiểu học còn chưa đầy đủ. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm 1)Xác định tỷ lệ SDD của trẻ 6-9 tuổi ở một số trường tiểu học vùng nông thôn Hải Phòng theongưỡng đánh giá của WHO và tình trạng không đạt chuẩn nhân trắc; 2) Xác định mối liên quancủa một số yếu tố kinh tế, xã hội tới SDD của học sinh tiểu học tại vùng nghiên cứu. Phươngpháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập cân nặng, chiều cao của 2.334 học sinh thuộc 8trường tiểu học vùng nông thôn thuộc hai huyện của TP Hải Phòng và một số chỉ tiêu về kinh tếxã hội của hộ gia đình của những trẻ này. Bộ chỉ số cấu trúc cơ thể-CIAF được sử dụng để đánhgiá tình trạng không đạt chuẩn nhân trắc của trẻ. Kết quả: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầycòm lần lượt là 8%, 5,1% và 5,3%. Tỷ lệ không đạt chuẩn nhân trắc của học sinh tại các trườnglà 11,9%. Trình độ học vấn của bà mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thể nhẹ cân (OR3,63; p<0,05, 95% CI: 1,97, 6,69) và không đạt chuẩn nhân trắc của trẻ tham gia nghiên cứu(p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ trẻ em không đạt chuẩn nhân trắc tại 8 trường tiểu học vùng nông thônHải Phòng tương đối cao, các nghiên cứu cải thiện nhân trắc và tầm vóc của học sinh cần tính đếnvai trò của trình độ học vấn của phụ huynh. ER -