TY - JOUR AU - Nguyễn, Xuân Ninh AU - Trương, Hồng Sơn PY - 2018/07/25 Y2 - 2024/03/28 TI - HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC, KHÁNG VIÊM VÀ LÃO HÓA JF - Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm JA - Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm VL - 14 IS - 4 SE - DO - UR - https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/310 SP - 60-68 AB - Lão hóa là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục, tăng dần theo thời gian sống, đặc biệt mạnh sau tuổi 35. Gần đây yếu tố viêm mạn tính được coi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lão hóa và thuật ngữ lão hoá do viêm (Inflam-Aging) ra đời. Các marker tiền viêm của Cytokin như IL-6, TNF-α, CRP, SAA và một loạt các yếu tố viêm khác được nghiên cứu và chứng minh tăng cao trong Inflam-Aging. Dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đều đặn với cường độ hợp lý góp phần quan trọng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa.Tập thể dục với cường độ nhẹ, vừa, thể thao sức bền, thâm chí sức mạnh, phù hợp tình trạng sức khoẻ, lặp đi lặp lại đều đặn hàng ngày có tác dụng tốt làm tăng chức năng hệ tim mạch, chống thoái hoá xương khớp, các bệnh bệnh mạn tính không lây. Tác dụng tốt này của tập thể dục được chứng minh là giảm quá trình viêm mạn tính và chậm lão hoá. Ngược lại nếu tập với cường độ nặng, đột xuất, gây nên những tổn thương (đau nhức sau tập) xương khớp, sơi cơ… làm tăng quá trình viêm và có hại cho sức khoẻ. Những môn thể thao được khuyến nghị cho người cao tuổi là thiền, yoga, chơi cờ, đi bộ, chạy bộ ngắt quãng, khí công dưỡng sinh, tập tạ với trọng lượng vừa phải, tập bơi, đạp xe với tốc độ nhẹ nhàng. Tập đều đặn hàng ngày 50-60 phút với các môn cường độ trung bình và nhẹ, 2-3 lần /tuần với cường độ mạnh là phù hợp với người cao tuổi.Để chống viêm mạn tính, sử dụng một số thuốc thuộc nhóm không streroid, nhóm cortisone, hoặc nhóm chẹn giao cảm, với liều lượng và thời gian hợp lý, có tác dụng tốt trong giảm viêm. Tuy nhiên sử dung thuốc cần cân nhắc với người cao tuổi, do thuốc có tác dụng dụng phụ khi dùng qúa liều hoặc chức năng gan thận bị suy giảm, hoặc sử dụng liều cao với tác dụng tăng thành tích trong thể thao (doping). Thuốc chống viêm, giảm đau, nhóm hormon Steroid, GH, IGF-1, Insulin, hormone nam Tetosterol, chống giao cảm, một số thuốc thuộc nhóm giảm đau gây nghiện, kich thích thần kinh, EPO, hay được vận động viên sử dụng trong thi đấu thể thao. Để bảo vệ tính công bằng trong thể thao, cũng như bảo vệ sức khoẻ cho vận động viên, danh mục các chất cấm (prohibited list) được Tổ chức Chống doping Thế giới (WADA) đưa ra hàng năm để các vận động viên và các tổ chức liên quan thực hiện. ER -