@article{Phan_Nguyễn_Trần_Lê_Nguyễn_2022, title={THỰC TRẠNG NHẸ CÂN, THIẾU MÁU, THIẾU SẮT, THIẾU KẼM TRÊN TRẺ 1-3 TUỔI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI}, volume={15}, url={https://tapchidinhduongthucpham.org.vn/index.php/jfns/article/view/199}, abstractNote={Mục tiêu:Mô tả thực trạng thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm và tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân, gày còm trên trẻ SDD thấp còi. Phương pháp: Tổng số 340 trẻ SDD thấp còi (191 trai và 149 gái), 1-3 tuổi tại 12 xã từ 3 huyện của tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Đối tượng được cân đo, đo bề dày lớp mỡ dưới da phía bên phải cơ thể: cơ nhị đầu, cơ tam đầu, góc dưới xương bả vai, bờ trên mào chậu, từ đó tính ra % mỡ cơ thể, lấy 3 ml máu để định lượng hàm lượng Hb, Ferritin và kẽm huyết thanh. Thiếu máu khi Hb < 110 g/L, thiếu sắt khi Ferritin huyết thanh < 30 μg/L, thiếu kẽm khi kẽm huyết thanh < 9,9 μmol/L.Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu thấp nhất 18,4% ở trẻ trai 36-47 tháng tuổi tới cao nhất ở trẻ trai 12- 23 tháng tuổi: 54,2%; tỷ lệ thiếu sắt thấp nhất ở trẻ gái 36-47 tháng tuổi: 41,2% và cao nhất ở trẻ trai 12-23 tháng tuổi: 87,5%; tỷ lệ thiếu kẽm dao động từ 60,8 tới 68,1%. Tỷ lệ SDD nhẹ cân thấp nhất ở trẻ trai 12-23 tháng tuổi: 43% và cao nhất ở trẻ 36-47 tháng tuổi: 67,4%, không có trẻ nào bị thừa cân, béo phì. Kết luận:Trên trẻ SDD thấp còi 1-3 tuổi: thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm, và tỷ lệ SDD nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao. Cần tiến hành các can thiệp dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu vi chất và tình trạng dinh dưỡng của đối tượng này}, number={5+6}, journal={Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm}, author={Phan, Tiến Hoàng and Nguyễn, Thị Lan Phương and Trần , Thúy Nga and Lê, Danh Tuyên and Nguyễn, Quang Dũng}, year={2022}, month={tháng 7}, pages={1-8} }